Thursday, February 26, 2009

Về quê ngoại

Quê ngoại tôi thuộc xã An Bình Tây - huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre. Tỉnh Bến Tre còn nghèo lắm nhưng được mệnh danh là vùng đất anh hùng quật khởi, vừa được nhà nước đầu tư cây cầu dây văng Rạch Miễu
.
.

Đường vào nhà ngoại rất thơ mộng - an bình

Đã bao năm trôi qua mà vóc dáng ngôi nhà vẫn như cũ


Ở quê ngoại nhà nào cũng có rất nhiều lu đựng nước mưa dùng để ăn uống

Hình ảnh đụn rơm - lũy tre xanh từ lâu đã ăn sâu vào tâm trí tuổi thơ tôi



Tại Ba tri còn có cây cầu mang tên nguyên Thứ trưởng thường trực phía Nam của Bộ GTVT (hiện vẫn còn sống) - quê ông cũng ở đây và có công trong việc xây dựng cây cầu này

Sunday, February 22, 2009

Mong một lần tham quan Trường Sa - mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc


Trường Sa rất đẹp nhìn từ xa
.
.









.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Đảo Đá Lát, Đảo An Bang
.
.
.


Đảo Đá Tây, Đảo Tiên Nữ
.
.



Đảo Trường Sa Đông, Nhà giàn
.
.
.



.
Chó ở Trường Sa
.













.
Cột cờ chủ quyền, Nuôi heo ở đảo
.
.












Trồng rau ở Trường Sa
.
.














Hoa bàng rất đẹp, đường băng sân bay
.
.


.
Tập luyện chiến đấu
.
.

Du lịch đó đây

Tham quan đất nước chùa tháp - Cambodia
(Ảnh chụp tại Angkor Thom, T5/2009)


Tham quan đất nước sư tử - Singgapore
(Ảnh chụp tại khu trung tâm thành phố, T2/2009)




Tham quan đất nước triệu voi - Thái Lan
(Ảnh chụp tại Hoàng Cung - Bangkok, T8/2005)



Tham quan đất nước đông dân nhất - Trung Quốc
(Ảnh chụp tại Thượng Hải, T10/2002)






Friday, February 20, 2009

Ảnh vui ở Việt Nam

.
Nguy hiểm cho các bạn gái khi qua cầu này

Cấm ba gác má (chắc được gác ...dì)


Không còn hiệu lực


Cô nàng hấp dẫn thật...


Cứ tự nhiên, bác không để ý đâu


Liều thân....xả nước


Tranh thủ ....tè


Trời ơi, thối quá!


Đỡ ghiền...

Monday, February 16, 2009

Châm ngôn hay (sưu tầm)

.
Ai cũng thích nghe phê bình, chỉ cần người bị phê bình không phải là mình.

Bài học khó khăn nhất chính là phải biết những cầu nối nào trong cuộc đời phải vượt qua và cái nào phải bỏ lại.

Bản lĩnh chấp nhận gánh vác trách nhiệm cuộc đời bản thân là khởi nguồn của sự tự tin.

Bao nhiêu sức mạnh của nhân lọai điều ẩn chứa trong tiềm lực cá nhân. Vì vậy vấn đề lớn nhất của xã hội là giúp các năng lực của con người được tư do phát triển. (D.J.HILL)

Biểu hiện đầu tiên của tình yêu chân thật ở người con tra là sự rụt rè, ở người con gái là sự táo bạo.

Bổng chốc bạn nhận ra rằng :
Có một sự khác biệt tinh tế giữa việc giữ chặt một bàn tay với với việc trói buộc một tâm hồn.
Có những ngày nắng cũng đem đến những nỗi buồn như chiều mưa.
Tình yêu không luôn là điểm tựa và chung sống không đồng nghĩa với sum vầy.
Nụ hôn không phải là khế ước và những món quà không phải bao giờ cũng là những lời hứa chân thành.

Cái giá trị thật sự giống như con sông, càng sâu chảy càng êm.

Càng gò bó bản thân vào những hoạch định. Bạn càng đễ đánh mất những cơ may.

Chín phần mười của nền tảng thành công là sự tự tin và biết đem hết nghị lực ra thực hiện.

Chọn sách cho bản thân mình đọc và cho người khác đọc – đó không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật. Nghệ thuật này phát triển không có giới hạn.

Chúng ta hãy cảm ơn những người ngu ngốc vì nếu không có họ chúng ta không thể thành đạt.

Chúng ta sống với các khuyết điểm như những mùi hôi của chúng ta. Chúng ta không hay biết gì nhưng chúng ta làm người khác khó chịu.

Có những điều hết sức quan trọng đối với ta nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng. Cũng có những điều hết sức quan trọng nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng.

Có đức độ trong sự tha thứ của người đàn bà, nhưng có điều xấu trong sự tha thứ của người đàn ông.

Có lòng tốt ở nhà con hơn đốt nhang phương xa.

Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ.

Có thông minh thánh trí không làm quẫn người; có cương nghị dũng cảm không nên hại người; không biết thì hỏi, không giỏi thì học; Dù giỏi cũng khiêm nhường mới thành người có đức.

Công việc đọc sách, sau một tuổi tác nào đó đã làm lệch hướng khỏi các mục tiêu sang tạo. Một người nào đó mà đọc sách quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít, sẽ rơi vào các thói quen lười biếng suy nghĩ.

Cuốn sách nào buộc bạn phải suy nghĩ nhiều hơn các cuốn sách khác là cuốn sách có ích hơn cả.

Dù có việc gì xảy ra đi nữa thì sự kiên trì và ý chí sẽ giúp ta vượt qua tất cả.

Đa số người đời dễ thành công ở những việc nhỏ, nếu họ không bị rối loạn ở những tham vọng lớn. (LONGFELLOW)

Đặc tính của giàu có là khoe khoang. Phẩm chất của nghèo khó là nghị lực.

Định kiến là nguyên nhân của mọi hận thù.

Đọc cuốn sách tốt chẳng khác gì trò chuyện với người thông minh. Nó giúp người đọc biết được và khái quát được hiện thực, hiểu được cuộc sống.

Đừng cố chạy khi đi chưa vững. Đừng xây lâu đài khi chưa có nền móng với những viên gạch đầu tiên.

Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho ta sức mạnh để tồn tại ngay khi ta đang bị bỏ rơi.

Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình. Chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.

Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại. Chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ "giàu có" trong cuộc sống của mình.

Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ, ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.

Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.

Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.

Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.

Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.

Đừng quên tìm cho mình một người bạn thật sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.

Đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.
Giá trị con người giũ được là nhờ người đó có khả năng cho chớ không nhận.

Hạnh phúc của tuổi trẻ là sức mạnh và vẻ đẹp. Hạnh phúc của tuổi già là trí tuệ và sự hưng thịnh.

Hãy tạo nên những biểu tượng văn hóa trong lòng con trẻ và lấy chúng làm giáo trình sống.

Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác, nếu điều đó làm tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm tổn thương người khác.

Hãy cho hết nhũng gì bạn nhận được. Và hãy nghe tiếng gọi của lòng thương xót. Đừng nghĩ rằng cái ít ỏi bạn cho đi là to lớn và cái to lớn bạn nhận được là ít ỏi.

Hãy nhìn 2 lần để thấy cái đúng nhưng chỉ cần nhìn 1 lần để thấy cái đẹp.

Hãy yêu nàng bằng chính con người thật của nàng, chứ đừng yêu nàng như yêu bức tranh bạn vẽ ra, bằng không bạn chỉ yêu sự phản chiếu của chính bạn nơ nàng.

Khả năng giao tiếp cũng là món hàng mua được. Và tôi phải trả nhiều tiền cho khả năng đó hơn bất cứ thứ gì trên đời.
Khen người đàn ông khôn sau lưng họ, khen người đàn bà đẹp trước mặt họ.

Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn, cũng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù.

Không có tình yêu vĩnh cửu mà chỉ có những phút giây vĩnh cửu của tình yêu.

Không hề có lỗi lầm, tất cả là những bài học. Trưởng thành là kết quả của quá trình trải nghiệm những thử thách và sai lầm.

Khi đàn ông tụ họp họ lắng nghe nhau; khi đàn bà tụ họp họ ngắm nghía nhau.

Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa thật sự.

Làm việc vô ích để cầu phúc không bằng làm việc có ích để cứu người.

Lúc đầu chúng ta tạo ra thói quen, sau đó thói quen tạo ra chúng ta.

Lương thiện là giá trị hàng đầu, đi trước mọi giá trị chân chính và cả giá trị thẩm mỹ.

Mỗi người có trong đời mình những trang sách mà mình không biết và được viết bởi công trạng của người khác.

Một người không hề sai lầm sẽ không bao giờ đổi mới.

Một bài tóan không có giải đáp là vì bài tóan đó đặt câu hỏi sai.

Một dạ dày rỗng không phải là một cố vấn chính trị tốt.

Một lời nói vô ý là một xung đột hiểm họa.

Một lời nói nóng giận có thể làm hỏng cả một cuộc đời.

Một lời nói đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng, còn lời nói yêu thương có thể chữa lành vết thương và mang đến sự bình yên.

Một trong những hạnh phúc lớn của đời sống là tình bạn và một trong những hạnh phúc lớn của tình bạn là có người gửi gắm một bí mật, một tâm tư.

Mỗi người đều được trao tặng những bài học quý giá. Phần lớn thời gian bạn sẽ theo học ở một ngôi trường không có nhiều quy tắc gọi là cuộc đời.

Muốn chinh phục một người con gái, hãy làm cho nàng hiểu rằng nàng không phải là hòn sỏi duy nhất trên bờ biển.

Những bài học cai đắng trong quá khứ phải được học đi học lại không ngừng.

Những điều tốt đẹm ấy, bạn có thể có được tất cả nhưng không phải trong cùn một lúc.
Những sự kiện vĩ đại nhất thường không phải là những sự kiện ồn ào nhất mà chính từ những giờ phút tĩnh lặng.

Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn.

Nếu tấm lòng bạn không rộng mở thì xin hãy khép miệng lại.

Người phụ nữ nào không đủ can đảm đặt tất cả vào một quân bài, người đó chưa bao giờ yêu.

Người thường trọng lợi, người giỏi trọng danh.

Niềm vui chỉ chờ đợi những người đã từng khóc, những người đã từng thương tâm và những người đã từng tìm kiếm, tại vì những người đó mới biết từng yêu quí trong niềm vui của mình và của những người bên mình.

Người đàn ông quen lý luận lúc nào cũng nghi ngờ, không khi nào vững dạ, an tâm như người đàn bà, nhưng người đàn ông cũng không khi nào nghi ngờ một cách khổ sở như người đàn bà.

Người quân tử làm việc gì cũng theo đạo lý, tự xét trong lòng không hối hận thì còn lo sợ gì nữa.

Người khéo mà đắn đo mực thước thì tất giỏi; người dũng mà biết học hỏi thì tất thắng; người trí mà biết bàn mưu thì tất thành.

Tuổi trẻ: đó là những bắp thịt mềm mại, những trái tim sôi nổi, những bộ ốc thông minh. Và họ luôn cười khinh ý nghĩ cho rằng sự nỗ lực là có giới hạn.

Thế giới này không đủ tình yêu và những điều tốt lành để quăng ra cho những kẻ kiêu ngạo. (F.NIETZCHE)

Tình yêu là 1 vị thần trẻ con. Khi đã yêu thì dù có là thần thánh cũng biến thành trẻ con không hơn không kém.

Tình yêu, tình bạn, sự kính trọng không liên kết được tất cả mọi người lại bằng sự thù hận chung.

Tính kiêu ngạo không nên giữ, lòng ham muốn không nên bừa bãi, chí không nên tự mãn, vui không nên quá độ.

Trong đạo xử thế, biết trách mình là người khôn, chỉ trách người là người vụng.

Trong mọi công việc phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc: sự thật, trung thực và hữu ích.

Trong khốn khó, con người được cứu vớt nhờ hy vọng.

Sự thỏa hiệp là cái ô tối nhưng là một mái nhà tồi.

Vận may nằm ngay bên cạnh người dũng cảm.

Yêu vì mục đích được yêu là con người, còn yêu vì mục đích yêu thì là thiên thần.

Hot fashion




Quà giáng sinh của Bush

.

Image

Chìa khóa cuộc sống


Sắc màu cuộc sống (15/9/2005)

Cuộc sống muôn màu và bạn hoàn toàn có thể pha màu cho cuộc sống của bạn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào...
Một số người nhìn thấy thế giới hồng hơn những người khác.
Những trái táo chín, những viên hồng ngọc, những xe cứu hoả…trông thẫm màu hơn dưới mắt họ. Và họ có thể nhận ra sự sai biệt rất nhỏ trong màu đỏ của hai chiếc áo đỏ tưởng chừng giống hệt nhau.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự khác biệt trong khả năng cảm thụ màu sắc nói trên là do bởi sự khác biệt trong chỉ một axít amin. Sự khác biệt ấy ảnh hưởng đến cách mà một số tế bào đặc biệt của mắt hấp thụ ánh sáng màu đỏ.
Khả năng cảm thụ màu sắc là một khả năng do di truyền. Nó ở ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Nhưng cách mà bạn nhìn cuộc sống thì hoàn toàn do bạn quyết định. Bạn có thể sống vui tươi - nếu bạn muốn – dù bạn ở trong hoàn cảnh nào đi nữa. Thái độ của bạn luôn do chính bạn quyết định.
.
.
Thăng bằng đi bộ (15/9/2005)

Bằng lòng với những gì hiện có làm chúng mình thích đứng nguyên một chỗ và rất ngại bước lên. Dám thay đổi giống như những bước chân cứ đều đặn tiến lên dù thường xuyên vấp ngã.
Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng đi bộ là một tiến trình ngả người về phía trước. Khi chúng ta đứng yên, thân thể chúng ta ở thế thăng bằng. Nhưng để bước đi, chúng ta phải làm xáo trộn thế thăng bằng đó.
Trước tiên, chúng ta nới lỏng cơ bắp chân - việc này làm chúng ta ngả ra phía trước. Để khỏi ngã, chúng ta đưa một chân tới trước. Thân thể tạm lấy lại thăng bằng, cho tới khi chân kia đẩy tới trước. Lúc này thân thể lại nghiêng về phía trước; rồi chân kia lại đưa tới để khắc phục sự té ngã. Như vậy, chúng ta đi được bằng cách lập đi lập lại chu kì làm mất rồi lấy lại sự thăng bằng.
Để tiến tới trong bất kì việc gì mình làm, chúng ta cũng phải dám liều phá vỡ thế ổn định dễ chịu hiện tại. Như một em bé tập đi, có lẽ trong quá trình tiến tới ấy chúng ta phải bị vấp ngã vài lần. Nhưng té ngã rồi ta đứng lên, phủi bụi, tiếp tục bước đi.
.
.
Chỉ là vai phụ (15/9/2005)

Ca sĩ "vai phụ" Luigi Lablache

Đôi khi bạn cảm thấy tủi thân vì vai trò chìm lỉm của mình, chẳng là cái gì trong mắt bạn bè. Bạn hãy cứ lạc quan, vở kịch vẫn cứ tiếp tục diễn và cuộc sống sẽ chẳng còn thú vị nếu thiếu những vai diễn nhỏ bé của bạn...
Ca sĩ ô-pê-ra Luigi Lablache được xem là một trong những giọng ca trầm tuyệt vời nhất hồi giữa thế kỉ mười chín. Nhưng thời ấy nhạc kịch ít khi bố trí các vai chính cho một giọng ca trầm, vì vậy anh thường chỉ diễn các vai phụ thôi.
Có lần một đồng nghiệp tỏ ý tiếc rẻ rằng người ta thật phí phạm nhân tài khi để cho Labalche diễn các vai không quan trọng. Lablache trả lời: “ Này bạn thân mến, đối với một ca sĩ lớn thì không có vai nào là xoàng, và đối với một ca sĩ xoàng thì chẳng có vai nào là lớn”.
Nhiều khi chúng ta cảm thấy chỗ đứng của mình trong cuộc sống thật nhỏ nhoi. Nhưng kì thực, mọi vai trò đều quan trọng nếu được ta đảm nhận nột cách hoàn hảo. Thay vì than vắn thở dài về các giới hạn của mình, chúng ta cần tập trung quan tâm để sống chất lượng cao nhất trong chính hoàn cảnh thực tế.
.
.
Bảy sắc cầu vồng (13/9/2005)

Ai mà chẳng có lần thấy được vẻ đẹp rực rỡ của cầu vồng. Thế nhưng sắc mầu của cầu vồng tôi thấy được lúc ấy chưa chắc nguyên màu là chính cầu vồng trong mắt của bạn.
Để nhìn thấy cầu vồng bạn phải đứng ở vị trí đối chiếu với vị trí của mặt trời. Và những gì bạn thấy chỉ mình bạn thấy mà thôi. Mười người cũng nhìn một cầu vồng sẽ trông thấy mười cầu vồng khác nhau. Bởi vì không có hai người nhìn một cầu vồng từ một góc độ hoàn toàn giống nhau.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào những giọt mưa, tia sáng bị khúc xạ và phân thành những màu cơ bản. Mỗi giọt mưa đều có chứa đủ các màu, nhưng vào mỗi thời điểm nó chỉ đóng góp một màu cho cầu vồng. Và vì các giọt mưa đang trong tình trạng rơi, nên góc độ của nó đối với tầm nhìn của bạn luôn thay đổi – vì thế màu của nó cũng thay đổi. Với mỗi góc độ khác nhau, các giọt mưa gửi đến mắt bạn một màu khác nhau. Đó là lí do tại sao ta trông thấy một dải nhiều màu.
Người ta cũng như cầu vồng.
Mỗi người, bằng cách thế riêng của mình, làm tôn vẻ đẹp cho thế giới. Mỗi người có những phẩm chất đặc biệt góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
.
.
Quản lý thời gian là làm chủ bản thân (30/10/2005)

“Thời gian là tiền”, nhưng đó là một thứ tiền nếu không xài đúng lúc sẽ mất đi không bao giờ lấy lại được. Vậy mà hằng ngày chúng ta có thể đổ xuống biển cả khối tiền khi để thời gian trôi qua.
Không có một cá nhân thành đạt nào, một đất nước phát triển nào mà không tận dụng thời gian. Vì đấy là một nguồn lực phát triển bên cạnh tiềm năng con người và của cải vật chất.
Vậy thế nào là quản lý thời gian? Nôm na có thể nói đó là nghệ thuật “giờ nào việc nấy”. Thực hiện bất cứ một việc nào, một dự án nào mà muốn thành công ta luôn phải nghĩ đến thời điểm, thời lượng và thời hạn. Nhưng quan trọng là ta phải biết mình muốn làm gì và tại sao. Một quốc gia có kế hoạch năm năm, 10 năm cho các mục tiêu phát triển và cá nhân cũng cần có mục đích sống, các thời hạn rõ ràng để thực hiện các mục tiêu cụ thể.
Ví dụ bạn muốn trở thành bác sĩ, nhà giáo... và bạn vừa xong trung học phổ thông. Bạn sẽ vạch cho mình những bước đi với thời hạn cụ thể để đạt mục đích. Bạn sẽ lên cho mình những kế hoạch năm năm, ba năm, một năm, sáu tháng, ba tháng, hằng tháng, hằng tuần... Bạn sẽ cố gắng thực hiện từng mục tiêu cụ thể vào những thời điểm cụ thể mới hi vọng tới đích đúng thời hạn.
Quản lý thời gian không chỉ liên quan đến công việc mà còn phải lên kế hoạch cho nghỉ ngơi giải trí nữa. Những cách giải trí tích cực, chủ động như dã ngoại, leo núi, sáng tác... sẽ tạo những đam mê lành mạnh. Bạn sẽ khó trở thành con nghiện của Internet, games ... nếu bạn đã có một cuộc sống phong phú. Bạn sẽ biết tiếc thời gian vì bạn có nhiều việc đáng làm.
Sống “lêu bêu” không định hướng, chỉ giải trí thụ động (xem TV, phim ảnh) dễ khiến bạn bị cơn lũ thông tin lôi cuốn. Chơi game tạo cho bạn cảm giác làm ông chủ nhưng đó chỉ là ảo vì mọi thứ đã được lên chương trình sẵn.
Công cụ quản lý thời gian là các loại lịch năm, tháng, tuần, ngày được thiết kế phù hợp với công việc của bạn. Ban đầu bạn có thể cảm thấy bị gò bó nhưng từ từ sẽ trở thành thói quen nhẹ nhàng và bạn sẽ cảm thấy được giải phóng hẳn. Vì bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái khi làm ra làm chơi ra chơi, thói quen tập trung vào công việc, vào thời điểm và thời hạn nhất định khiến bạn có năng suất cao và thấy hài lòng với bản thân. Bạn luôn sẽ hình dung được mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu. Quản lý thời gian sẽ giúp bạn luôn ý thức và làm chủ bản thân vậy.
Nhưng làm sao tập thói quen quản lý thời gian? Tập cho trẻ thói quen ngăn nắp từ tấm bé như biết dọn dẹp đồ chơi, dọn phòng mình, để đồ dùng cá nhân đúng chỗ... cũng rất cần thiết. Trên hết là bầu không khí và nếp sống giờ giấc trong gia đình là ảnh hưởng bao trùm khiến trẻ được tập tành mà không thấy khó chịu. Một lần sang Mỹ, tôi tò mò xem tập vở của một đứa cháu mới 9-10 tuổi. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy cháu cũng sử dụng sổ tay (agenda) để sắp xếp giờ học bài, giờ đi tập võ...
Có bạn hỏi giờ đây trên 20 tuổi mới ngộ ra là mình đã phí phạm thời gian, giờ tôi phải làm sao đây? Không sao hết, bạn hãy làm lại từ đầu, lên kế hoạch cuộc sống, lên lịch năm, tháng, tuần...; đừng bỏ cuộc khi bạn không làm đúng kế hoạch. Bạn sẽ khắc phục từ từ và mọi thứ sẽ trở thành thói quen.
Một lân đi dự hội nghị quôc tê vê trẻ lang thang, tôi vô cùng ngạc nhiên và thú vị khi được biêt việc đâu tiên mà giáo dục viên phải làm là giúp trẻ thảo cho mình một “Dự án cuộc đời” (Project of life). Trong cuộc trao đổi nhẹ nhàng, giáo dục viên giúp trẻ suy nghĩ và xác định điều mình muốn làm trong cuộc sống. Có em chỉ muốn làm thợ hồ, đầu bếp, nhưng cũng có em muốn thành họa sĩ, bác sĩ... Thầy trò cùng lên kế hoạch và thầy vừa động viên khuyến khích, vừa tạo điều kiện cho trẻ học chữ, học nghề, chăm sóc sức khỏe... Nhờ đó ta có được những nhân tài xuất phát từ nghèo đói, gian khổ. Lên kế hoạch cuộc đời và thực hiện nó cũng là một cách trị liệu, phục hồi nạn nhân của những vấn đề xã hội vậy.
Còn bạn, kế hoạch cuộc sống của bạn là gì? Bạn đang ở giai đoạn nào và đang làm gì?
.
.
Tư duy - Chìa khóa của thành công (10/2/2006)

Câu nói nổi tiếng trong vở kịch Hamlet của Shakespeare “To be or not to be, that's a question'' - Tồn tại hay không tồn tại ? - Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại.
Trong cuộc sống, tư duy sẽ giúp chúng ta có thể làm được tất cả. Bạn có bao giờ tin rằng, chúng ta có thể “nghĩ” ra sự giàu có hay không? Nghe có vẻ hoang đường nhưng đó là một thực tế không thể chối cãi. Nếu không có sự suy nghĩ, tư duy của con người thì đã không thể có một xã hội như hôm nay. Cuộc sống mỗi ngày đều có thể có thêm sự mới lạ đó là nhờ vào sức sáng tạo trong tư duy của mỗi con người. Thành công của người này hôm nay, đến người khác họ lại phải suy nghĩ để tìm ra thành công khác. Dù là trong một công việc cũng không thể cứ lặp đi lặp lại, không thể bắt chước người này, người khác mà có được thành công. Chúng ta chỉ có thể học tập họ để mà vươn lên hơn thế. Nếu người khác thất bại, bạn có thể tìm ra một hướng suy nghĩ khác để sau đó hành động để đạt đến thành công. Nhưng nếu bạn thất bại, bạn cũng có thể làm như vậy để vượt qua nó. Hãy luôn suy nghĩ, luôn động não thì sẽ luôn có cái mới để làm, để đi tới thành công.
Chúng ta không thể làm một việc khi chưa có suy nghĩ chín chắn. Vậy thế nào là suy nghĩ chín chắn? Muốn suy nghĩ chín chắn, bạn phải biết suy nghĩ chính xác về mọi việc. Đây là yếu tố rất quan trọng. Muốn suy nghĩ chính xác trước hết cần hiểu rõ về tình hình thực tiễn. Nếu chưa rõ về thực tiễn thì cho dù bạn có suy nghĩ sáng tạo đến thế nào đi chăng nữa thì bạn vẫn tất yếu đi đến thất bại. Có một người thành đạt đã nói: Chỉ có những người nhìn ra những điều người khác không nhìn thấy mới có thể làm được những việc mà người khác không thể làm được. Và sự suy nghĩ một cách chính xác, độc đáo sẽ mang đến cho bạn ưu thế này, giúp bạn phát triển sự nghiệp. Tất nhiên để có thể có được những suy nghĩ mà người khác không có được, bạn cần kiên trì học hỏi đồng thời phải năng tìm hiểu thực tế và luôn động não. Nhiều ý nghĩ hay sẽ đến với bạn nếu như bạn tập cho mình có thói quen thường xuyên suy nghĩ. Đứng trước bất cứ tình huống nào, bạn cũng cần tư duy xem nếu là mình, mình sẽ giải quyết công việc đó ra sao, rồi sau đó theo dõi xem cách giải quyết của người khác để rút ra cho mình một cách suy nghĩ đúng đắn và khoa học, hiệu quả nhất. Sự cân nhắc, suy tính trong chuyện làm ăn kinh doanh đó chính là biểu hiện cao độ của sự suy nghĩ. Không ai đánh thuế sự tư duy của bạn nên bạn cũng chẳng nên tiết kiệm gì khi đào sâu suy nghĩ những vấn đề mà mình coi là hữu ích. Không phải là quá cẩn thận đâu song hãy nên suy nghĩ đi suy nghĩ lại trước khi muốn làm một việc gì. Bởi như bạn đã biết, sự suy nghĩ chính xác sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định quyết đoán và sáng suốt, sau đó kết hợp với sự kiên trì, bạn tất sẽ đến được bến bờ của thành công.
Hãy nhận thức rõ về tình hình thực tế, sắc sảo trong suy nghĩ. nhanh chóng hành động, thành công sẽ thuộc về bạn và khó ai có thể lấy đi được.
.
.
10 điều lãng phí nhất trong cuộc đời bạn (8/2/2006)

Trong hành trình cuộc đời, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của mình.
Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ.... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian: Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ nếm 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không"!, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách: Sách truyền bá văn minh. Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!
.
.
Người khởi đầu (MT 716 - 6/2/2006)

Ngày học đầu tiên năm mới, cô giáo đưa ra một câu hỏi không khó. Vài phút trôi qua vẫn không có ai trả lời .
Cả lớp hướng về phía những cứu tinh, không phải là ngôi sao học tập của lớp mà chỉ là các bạn hay giơ tay phát biểu và được gán cho biệt danh giáo sư này, tiến sĩ nọ.
Một cánh tay giơ lên. Do là người xung phong nên bạn được cô cho điểm cao và lấy làm điểm kiểm tra mười lăm phút. Nhiều người chậc lưỡi tiếc rẻ, câu hỏi quá dễ mà lại được lấy điểm kiểm tra, biết vậy mình đã xung phong. Chắc không ít lần tôi và bạn cũng nằm trong số những người tiếc rẻ ấy. Buổi học sẽ tiếp tục như bình thường nếu cô không hỏi: Các em có biết vì sao cô cho bạn điểm cao hay không?. Cả lớp ngơ ngác, cô cho bạn điểm cao vì bạn... xung phong. Đối với mọi người, ai xung phong thì được điểm cao là chuyện bình thường, bình thường đến mức chẳng ai thèm quan tâm là tại sao cả. Cả lớp tiếp tục im lặng. Cô nói thật nhẹ nhàng: Vì bạn đã cho cô cảm hứng để cô có thể truyền đạt trọn vẹn kiến thức cho các em. Người xung phong không hẳn là người giỏi nhất nhưng nếu thiếu họ, mọi chuyện đã có thể tệ hơn các em ạ!.
Giật mình, bạn nhớ lại những buổi học thêm với những dãy bàn đầu bỏ trống, học sinh túm tụm ở cuối lớp để có thể thoải mái nói chuyện, ăn quà và làm việc riêng. Những câu hỏi thường do các thầy cô tự giải đáp mặc dù chúng cũng không mấy khó. Rồi bạn lại tự hỏi những kiến thức mà mình nhận được trong những giờ học ấy có trọn vẹn và cần thiết hay không?. Sợ thất bại, sợ chê cười, sợ gây chú ý và sợ bị cho là chơi nổi, thật không khó để liệt kê ra rất nhiều lí do khiến chúng ta sợ là người đi đầu.
Nhưng, Nếu không thay đổi, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được thứ tốt đẹp hơn, đó là một slogan mà tôi rất thích. Bạn không thể trông chờ những điều tốt đẹp nếu bạn không tự tìm đến với nó vì một người không bước đi thì sẽ không bao giờ tới đích cả. Vậy thì, bắt đầu một năm mới, sao bạn không thử refresh lại mình bằng cách trở thành người khởi đầu xem sao. Hãy thử là người đầu tiên giơ tay trả lời những câu hỏi, hoặc hãy ngồi vào những chiếc bàn đầu bỏ trống trong lớp học ngoại khóa. Sao lại sợ thất bại khi một ngày nào đó, bạn biết rằng mình đã trở thành người khởi đầu cho những điều tốt đẹp hơn.
.
.
Hãy quan tâm đến mọi người hơn

Giữa trưa. Một người đàn ông cụt cả hai chân đang cố bươn nhanh qua đường bằng đôi tay cầm chặt cặp guốc gỗ. Một người khác từ phía nào vụt ra, đến bên và đi thật chậm cùng hình hài tàn tật đó.
Ông ta mắt xanh, tóc vàng, liên tục vung vẩy cánh tay to trắng, buộc những chiếc xe đang trờ tới phải đi chậm lại. Dĩ nhiên, nếu không có sự trợ giúp đó thì người đàn ông cụt chân vẫn sẽ sang được bên kia đường.
Cứ nhìn đôi guốc gỗ mòn vẹt, lên nước bóng thì ai cũng biết. Ai cũng biết, ai cũng nghĩ thế, nên chẳng ai nghĩ đến việc đi cùng ông sang đường bao giờ, cho dù họ có đủ thời gian và sức khỏe.
Giống như việc bà mẹ trẻ sáng nay không mua cho thằng con nhỏ con cào cào bằng lá dừa của một ông cụ ngồi bên lề đường. Chị bảo: “Mắc thế! Lá dừa thì làm gì đến 8.000 đồng!”.
Người khác cũng hùa theo: “Ừ, sao ông không bán 2.000 thôi thì một ngày sẽ bán hơn chục con đấy! Chứ 8.000 thì chẳng ai mua đâu!”. Ông cụ ngớ ra, chưa kịp hiểu gì thì họ đã kéo nhau đi mất. Ông ở lại, nhăn nheo với ba con cào cào vàng xanh màu lá!
Đúng thật, không có ai giúp thì ngày ngày người đàn ông tàn tật kia vẫn băng qua hết con đường này tới con đường khác. Và cũng đúng nốt, một con cào cào bằng lá dừa thì đáng bao nhiêu đâu.
Nhưng nếu ta bỏ ra một phút để giúp đỡ một người xa lạ, hay bỏ ra chút tiền để mua món đồ chơi quê mùa của ông già nghèo kia thì chúng ta cũng có mất gì nhiều đâu nhỉ?
Còn sự đắn đo hơn thiệt, suy tính logic, sao không để dành cho những lần khác, khi chúng ta phung phí thời gian, tiền bạc vào việc chọn lựa cho mình chiếc áo hay cái điện thoại bạc trăm, bạc triệu...
.
.
Chuyện nhỏ (15/4/2006)

Giám mỉm cười cả khi cuộc sống không như ý
Giám đốc một công ty lớn đã sống sót trong thảm kịch 11-9 bởi vì ông đã dành buổi sáng hôm đó đưa cậu con trai nhỏ đến trường mẫu giáo ngày đầu tiên.
Một phụ nữ đến trễ và thoát nạn vì chuông báo thức của cô không reo.
Một người khác thoát chết vì kẹt xe trên đường đến công ty.
Một người lỡ xe buýt.
Một người vấy bẩn áo và phải trễ giờ làm vì thay áo.
Một người xe chết máy.
Một người vừa ra khỏi cửa lại phải quầy quả đi vào vì chuông điện thoại reo.
Một người có con ốm nên chẳng kịp giờ làm.
Một người gọi taxi hoài chẳng có.
Bây giờ, khi bị kẹt xe lỡ một lần thang máy hay phải trở vào nghe điện thoại khi chớm ra cửa (tất cả những thứ từng khiến tôi quạu quọ), tôi tự nhắc mình rằng đó chính là cuộc sống mà tôi phải nâng niu từng giây.
Lần sau, nếu buổi sáng của bạn trở nên tồi tệ, chẳng hạn như bọn trẻ rề rà thay áo, chìa khóa xe đột nhiên mất tiêu, tới ngã tư nào cũng gặp đèn đỏ, xin đừng nổi nóng.
Hãy tin vào mỗi giây phút tuyệt vời của cuộc sống mà ta đang có.
.
.
Những bài báo của mẹ (15/4/2006)

Mẹ là một công nhân ximăng. Bàn tay xương gầy, khô ráp của mẹ suốt đời chỉ quen với cán xẻng, cán búa, với cần xe goòng đầy clinker nặng trịch. Khói bụi mỗi ngày khiến mẹ sạm đen, lam lũ.
Ngày con thi đỗ vào khoa báo chí, mẹ vui không tả xiết, dặn dò đủ thứ. Lúc xếp quần áo cho con, mẹ thủ thỉ: “Cố học để viết những bài báo hay nghe con”.
Con, giờ là SV báo chí năm 3. Con đi, viết và có một số bài được đăng. Không gửi cho mẹ những bài báo ấy vì con nghĩ mẹ không thể biết hết được giá trị của chúng.
Thằng bạn cùng quê thông báo mẹ ốm nặng. Con về. Mẹ nằm trên giường, mắt nhắm nghiền, sốt miên man. Con chạy ào vào, nắm bàn tay khô gầy của mẹ. Chợt thấy một xấp báo ngay ngắn trên đầu giường của mẹ, con không tin vào mắt mình: những tờ báo có đăng bài con.
Mắt con nhòa đi, cay xè. Bây giờ con mới thấm thía dù thế nào con vẫn nằm trọn trong vòng tay mẹ.

.
.
Những nguyên tắc sống giản dị (13/4/2006)

Những người cầm tay bạn nhưng chạm được đến trái tim bạn chính là những người bạn thật sự. Chúng ta ít khi nghĩ đến những gì đang có mà luôn tiếc nuối những gì đã bỏ lỡ.
Đừng khóc bởi vì chuyện đã qua. Hãy cười lên vì những gì đã đến
Càng gò bó bản thân vào những hoạch định. Bạn càng dễ đánh mất những cơ may
Những gì xảy ra đều có lý do của nó. Đừng đặt ra những đòi hỏi quá khả năng bạn. Bởi vì những điều tốt đẹp nhất thường xảy ra khi bạn ít mong chờ nhất
Những sự kiện vĩ đại nhất thường không phải là những sự kiện ồn ào nhất mà chính từ những giờ phút tĩnh lặng.
Bài học khó khăn nhất phải học chính là: những cầu nối nào trong cuộc đời phải vượt qua và cái nào phải biết bỏ lại.
Mọi người có thể thấy vẻ ngoài của bạn nhưng chỉ có một vài người nhận ra được bạn là ai. Những người muốn những thứ mà họ chưa từng có thường phải bắt đầu bằng làm cho tốt những việc mà họ mãi vẫn chưa làm
Có lẽ cuộc đời run rủi để bạn có cơ hội gặp và quen những người khác nhau để khi bạn gặp đúng người bạn nhận ra được rằng đó là những người để bạn trân trọng.
Hoạch định cho ngày mai nhưng sống cho hôm nay.
Cuộc đời là một bức tranh không tẩy xóa.
Chúc bạn luôn có không khí để hít thở lửa để sưởi ấm và trái đất này để sống và yêu thương.
.
.
Bạn có bao nhiêu người bạn? (11/4/2006)

Một cụ già quay qua tôi và hỏi: “Cô có bao nhiêu người bạn?”. “Sao cụ lại hỏi vậy, tôi có 10 hay 20 người bạn, nhưng tôi chỉ nhớ tên được vài người thôi”.
Cụ mỉm cười như thấu hiểu rồi buồn bã gật đầu:
- Cô phải thật may mắn mới có nhiều người bạn như thế. Nhưng hãy nghĩ về điều cô đang nói. Có quá nhiều người cô không biết tên đấy! Bạn không phải chỉ là người để cô nói: xin chào!
Bạn là người có bờ vai mềm mại để cô dựa vào mà khóc.
Là một cái giếng để đổ xuống đấy tất cả những rủi ro của cô và nâng giá trị của cô lên cao.
Bạn là một bàn tay để kéo cô lên từ bóng đêm và tuyệt vọng khi tất cả những người mà cô gọi là “bạn” đã đẩy cô vào đó.
Một người bạn thật sự là một đồng minh không thể bị lay động hay bị mua chuộc. Là một giọng nói để giữ cho tên của cô còn sống mãi khi những người khác đã lãng quên.
Nhưng cái cần thiết nhất của một người bạn là một trái tim, là một bức tường mạnh mẽ và sừng sững. Để từ trái tim của những người bạn đó ta sẽ có tình yêu tuyệt vời nhất.
Vậy hãy nghĩ về những gì tôi nói, từng lời nói đều thật lòng cả.
Và hãy trả lời lại cho tôi một lần nữa đi, cô bé, cô có bao nhiêu người bạn nào?
Tôi mỉm cười với ông và trả lời: “Ít nhất cháu có một người bạn, cụ ạ”.
Cảm ơn vì đã trở thành người bạn của tôi!
.
.
Những nghịch lý của cuộc sống (29/3/2006)

Có những điều tương phản bạn thấy rất rõ nhưng....
Có những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt và bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do.
Hãy bình tâm ngồi lại, bạn sẽ thấy những điều hiển nhiên ấy, những diều nhỏ nhặt ấy có rất nhiều điều để bạn suy ngẫm lại bản thân.
Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.
Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian.
Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít tri thức.
Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét.
Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn.
Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.
Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít và thường hay ghét người.
Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn.
Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẫn đục tâm hồn.
Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người hàng xóm.
Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.
Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không toán tinh, cười quá ít, lái xe quá nhanh, hay cáu giận; thức khuya để rồi uể oải dậy sớm; đọc quá ít và coi TV quá nhiều.
Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ đợi.
Chúng ta
Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống.
Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm; của những con người to hơn nhưng nhân cách nhỏ hơn; tài sản rất sâu nhưng tình thương lại cạn.
ây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại mà bạn có thể đọc hoặc dễ dàng vứt nó đi.
Hãy nhớ, dành nhiều thời gian hơn cho những người yêu thương bởi vì không chắc rằng họ sẽ ở bên bạn mãi mãi.
Hãy nhớ, nói một lời dịu dàng đối với những người kính trọng bạn bởi vì con người nhỏ bé đó một ngày nào đó sẽ lớn, lớn hơn cả bạn.
Hãy nhớ, ôm thật chặt người ngồi kế bên bởi vì đó chính là kho báu duy nhất của con tim và nó không tốn một xu.
Hãy nhớ, một nụ hôn hay một cái ôm từ sâu thẵm con tim có thể sẽ chữa lành những vết thương.
Hãy dành thời gian để yêu thương, để nói chuyện và để chia sẻ những điều quý giá trong tâm hồn bạn.
Bạn nên nhớ ý nghĩa của cuộc sống không được tính bằng độ dài thời gian, nó chỉ có nghĩa trong khoảnh khắc bạn từ bỏ nó.
.
.
Quản trị thời gian (25/3/2006)

Thời gian có thể ví như tiền bạc, bạn phải học cách đầu tư thời gian chứ không học cách tiêu dùng thời gian.
Đầu tư thời gian sẽ sinh lời, ngược lại, tiêu dùng thời gian sẽ mất đi. Dưới đây là 7 bước cơ bản để quản trị thời gian một cách hiệu quả và sinh lợi:
Bước 1: Tập trung vào công việc mà bạn đang có trong tay. Tại một thời điểm nhất định, khi đang làm một việc cụ thể, bạn chỉ nên tập trung hết sức vào làm việc đó. Làm một việc tại một thời điểm. Sau khi hoàn thành mới chuyển sang việc khác theo danh sách công việc bạn dự định làm.
Bước 2: Đầu tư chứ không tiêu tốn thời gian: Trong tiếng Anh người ta hay dùng chữ spend time (sử dụng thời gian), nhưng thực chất người khôn ngoan phải biết invest time (đầu tư thời gian). Chẳng hạn, bạn chia 24 giờ thành 3 phần: 8 giờ dành cho ngủ, 8 giờ cho việc nghiên cứu, và 8 giờ còn lại dành để đầu tư cho công việc.
Bước 3: Liệt kê các công việc theo thứ tự ưu tiên: Hãy nên làm việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi bạn thông minh nhất. Nhiều người không làm việc, mà chỉ nghĩ nhiều. Khi bạn đã suy nghĩ và lập ra một danh sách công việc cần làm, hãy bắt tay thực hiện ngay và cứ theo danh sách đó mà làm.
Bước 4: Phải biết nói "Không". Bạn phải cố gắng tránh những khoảng thời gian làm nhiễu bạn. Hãy dũng cảm nói "Không" với những điều phiền toái mà làm mất thời gian quý báu của bạn.
Bước 5: Tận dụng sự giúp đỡ của mọi người. Đừng ngần ngại hỏi mọi người những điều bạn chưa biết rõ, nên nhờ người khác giúp bạn những việc quá năng lực của bạn. Làm như vậy, sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bạn đối với những việc khó.
Bước 6: Làm việc theo nhóm và vui vẻ trong nhóm. Bạn đừng nghĩ rằng bạn có thể làm được tất cả mọi thứ. Do vậy bạn nên kết hợp với mọi người trong nhóm, thực hiện tốt cơ chế giao quyền và phân quyền phù hợp với mỗi người. Mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Bước 7: Đừng lười biếng. Nghĩa là: luôn luôn trì hoãn công việc; lười biếng để đưa ra quyết định; không làm việc bây giờ, để lúc khác; không phải việc của tôi, là việc của người khác; giải thích rất nhiều, mất thời gian.

Những tự sự cuộc đời


Mảnh giấy cuộc đời (MTO 11 - 3/11/2005)

Một ngày nọ, cô giáo bảo các học trò của mình viết ra một danh sách tất cả bạn bè trong lớp của mình. Với mỗi cái tên, cô giáo đề nghị mỗi bạn hãy viết ra một điều tốt đẹp nhất mà mình có thể nói về người bạn đó. Vào cuối buổi học, tất cả các học sinh đều nộp cho cô giáo danh sách của mình.
Trong buổi học đầu tuần, cô giáo đưa cho mỗi học sinh một danh sách các điều các bạn khác đã nói về mình mà cô giáo đã bỏ công tổng hợp lại. Thật lâu sau đó, mọi người trong lớp học đều mĩm cười. Có những tiếng nói thầm:
- Thật vậy sao ?
- Mình chưa bao giờ nghĩ rằng bạn ấy nghĩ về mình như vậy !
- Không ngờ bạn ấy tốt với mình như thế!
Và đó là những điều được nói lên nhiều nhất.
Tháng ngày lại trôi đi, chẳng ai nói về những tờ giấy ấy nữa. Cô giáo cũng chẳng biết liệu các học trò của mình có nói về những điều đó với nhau nữa hay không, nhưng đó không phải là vấn đề. Bài tập đề ra đã đạt kết quả. Các học trò của cô đã rất vui, với chính mình và với mọi người xung quanh. Và cái lớp học đó vẫn tiếp tục đi theo thời gian.
Năm rồi, có một học sinh qua đời. Cô giáo cũ đã dự lễ tang của người học sinh này. Từng người một bước đến quan tài để chào lần cuối. Cô giáo là người cuối cùng. Đang khi cô giáo còn đang đứng bên quan tài, một người bạn của Mark bước đến, nói: “ Cô là cô giáo cũ của Mark?”. Cô gật đầu. “ Mark kể rất nhiều về cô”.
Sau lễ tang, tất cả bạn bè trong lớp cũ của Mark họp lại với nhau trong bữa ăn trưa. Bố mẹ của Mark cũng có mặt. Người cha nói với mọi người: “ Chúng tôi xin phép được trình bày với quí vị vài điều- ông ta vừa nói vừa lấy trong túi áo của mình một cái ví- Họ tìm thấy cái này trong túi của Mark. Chúng tôi nghĩ rằng quí vị sẽ nhận ra nó.”. Mở ví ra, ông ta cẩn thận cầm hai tờ giấy vở học trò đã được ép, dán lại rất nhiều lần. Cô giáo nhận ra ngay lập tức đó là tờ giấy mà cô đã tập hợp tất cả những điều tốt đẹp mà các bạn bè Mark dành cho anh khi xưa.
- Cám ơn cô nhiều lắm !- Mẹ Mark nói. Cô thấy đó, Mark rất trân trọng nó
Tất cả các bạn Mark lúc này quây quần lại. Charlie cười ngại ngùng: “ Em vẫn còn giữ tờ giấy của em. Em để nó trên mặt bàn làm việc của mình.”
Vợ của Chuck nói: “ Chuck bảo em cất nó trong album cưới của tụi em”
Marilyn nói: “ Em cũng còn giữ nó. Em để nó trong nhật kí của mình.
Vicky, một học sinh khác, lấy trong ví mình ra một tờ giấy tả tơi, được dán đi dán lại nhiều lần đưa cho mọi người nhìn thấy. “ Mình luôn mang nó theo. Mình nghĩ ai trong chúng ta cũng đều còn cất giữ nó!”
Cuối cùng, khi chứng kiến những điều đó, cô giáo đã khóc. Cô khóc vì Mark và những người bạn sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn lại Mark lần nữa.
Vậy hãy nói với người bạn quan tâm và yêu thương rằng họ thật quan trọng và đặc biệt đối với bạn. Hãy nói, trước khi quá trễ.
.

.
Giọt nước mắt đầu tiên (1/4/2006)

Con người chào đời bằng tiếng khóc. Có người xem đó là những giọt nước mắt đầu tiên của đời mình. Còn với tôi, đúng 20 năm sau tôi mới có và thấm thía giọt nước mắt của riêng mình. Dù rằng thuở nhỏ tôi cũng là một đứa trẻ nhõng nhẽo, hay khóc nhè và được bố mẹ cưng chiều.
Trước 20 tuổi, tôi đã từng là một bợm nhậu, đã từng là một tay có máu gây gổ đánh nhau. Những vết sẹo trên đầu luôn nhắc tôi nhớ về những “chiến tích” của tuổi học trò ngông nghênh, dại dột.
Tôi cứ nghĩ những việc làm xấu của mình sẽ không ai biết (trừ một vài người bạn thân thiết). Trong mắt thầy cô, bố mẹ, bạn bè, tôi vẫn là một đứa con ngoan, một học sinh xuất sắc luôn đứng đầu trường. Tôi an tâm nghĩ rằng tội lỗi của mình đã được “che giấu” bởi những thành tích học tập.
Để rồi, đúng 20 tuổi, tôi đã phải khóc cho sự nhầm lẫn đó của mình. Người khiến tôi khóc không ai khác đó chính là thầy giáo chủ nhiệm thời phổ thông của tôi.
Đậu đại học, tết có dịp về quê, tôi tổ chức một bữa tiệc nhỏ để thầy cô, bạn bè hội ngộ. Sau khi tàn cuộc, tôi xin phép bố mẹ chở thầy giáo về. Con đường quê trơn như đổ mỡ, trời lạnh căm. Tôi cố hết sức để chiếc xe không bị trượt. Đến chỗ rẽ vào ngôi trường cũ, thầy chậm rãi nói với tôi: “Thầy trò mình vào lớp học ngày xưa đi! Thầy có chuyện muốn nói với con”.
Tôi đang băn khoăn lo nghĩ không biết có chuyện gì. Rồi ngạc nhiên hơn khi 11g khuya của ngày mồng 3 tết bác bảo vệ vẫn thức để chờ mở cổng. Hai thầy trò leo lên tầng ba, vào đúng lớp học ngày trước.
Bao kỷ niệm lần lượt đi về trong tâm trí tôi. “Con đừng tưởng ra thành phố học là thoát khỏi sự quan tâm của tôi! - giọng thầy nghiêm khắc đến từng tiếng một - Tôi biết tất cả những thói xấu của con từ ngày tôi bước vào lớp này!”.
Chỉ với hai câu nói của thầy, tôi đã cúi xuống, mắt ngấn nước. Thầy tiếp lời: “Ra Hà Nội học, thầy mong con hãy bỏ những tật xấu ấy đi. Hãy học đi, xem bốn năm đại học con sẽ làm được gì!”.
Thầy dứt lời, tôi lúc ấy như là một “đứa trẻ” 20 tuổi với hai hàng nước mắt. Trước khi thầy quay lưng ra cửa, tôi đã kịp lên tiếng hứa với thầy những điều cần thiết.
Khi tôi viết những dòng này thì cũng là lúc tôi sắp sửa xa thầy đến vạn dặm. Ngôi trường tôi đến để tu nghiệp là nơi tôi tiếp tục thực hiện vẹn nguyên lời hứa bốn năm về trước với thầy. Tôi muốn nói với thầy một câu, rằng: “Cho phép con xem đây là một món quà có ý nghĩa để tặng thầy và tặng cả cho những giọt nước mắt đầu tiên của con, thầy nhé!”.

.
.
Những viên kẹo diệu kì (MT 719 - 4/3/2006)

Tên tội phạm vừa được trả tự do. Hắn đang chuẩn bị kế hoạch cho một vụ cướp mới để đánh dấu ngày trở về của mình.
Ra đón hắn ngoài cổng là người mẹ mù lòa và đôi khi mất tỉnh táo.
Nhiều lúc hắn nghĩ như vậy cũng tốt vì mẹ hắn sẽ nhanh chóng quên đi những việc làm xấu xa và tội lỗi của con trai mình. Hắn ngả lưng lên chiếc giường cũ kĩ gần mục nát. Bỗng hắn nghe những tiếng sột soạt dưới gối. Lật gối lên, hắn thấy bên dưới có thật nhiều kẹo.
Hắn bỗng nhớ ngày trước, có một cậu bé con được mẹ nói rằng, nếu cậu bé ngoan, làm được nhiều việc tốt thì mỗi tối bà tiên sẽ đến và đặt dưới gối một viên kẹo như phần thưởng cho sự ngoan ngoãn của mình. Vì thế, mỗi ngày cậu bé đều cố gắng thật ngoan, làm thật nhiều việc để giúp đỡ mọi người. Lớn hơn một chút, cậu bé biết rằng chẳng có bà tiên nào cả, chỉ có người mẹ ngày ngày đợi cậu ngủ say rồi đặt dưới gối một viên kẹo. Mặc dù vậy, cậu bé vẫn giả vờ ngủ say khi người mẹ đặt viên kẹo dưới gối. Và giờ cậu bé lớn xác ấy túm lấy nắm kẹo và chạy đi tìm mẹ.
- Mẹ, sao lại có những viên kẹo dưới gối của con?
- À, hôm qua con rất ngoan nên bà tiên thưởng cho con đó!
- Con không phải con nít! Không có bà tiên nào hết! Chỉ có mẹ mà thôi! Mà sao mẹ còn để kẹo dưới gối con? Mấy năm nay con đâu có ở nhà?
- Mẹ để kẹo dưới gối vì mẹ tin ngày nào đó, đứa con trai ngoan ngoãn của mẹ rồi cũng trở về!
Không biết lúc này mẹ hắn đang tỉnh hay mê nhưng những tia yêu thương ấm áp trong ánh mắt mẹ là rất thật. Hắn bỗng thấy nhớ da diết tiếng bước chân khe khẽ mỗi đêm của mẹ mà hắn nghe được trong giấc ngủ chập chờn. Lí do để một tên tội phạm như hắn hoàn lương có vẻ thật nhỏ bé, tầm thường như những viên kẹo nhưng hình như với lòng tin yêu tha thứ thì một viên kẹo bé nhỏ cũng chứa đựng một điều kì diệu lớn lao, phải không?
.
.
Hãy để xuân tươi hồng (MT 713 - 18/1/2006)

1. Khu vui chơi trong những ngày tết lúc nào cũng nhộn nhịp nhưng không phải ai cũng đến đó để vui chơi.
Không quần áo đẹp, không ba mẹ, không thời gian chơi đùa, các em nhỏ bán hàng rong đang tíu tít chào mời. Nhìn các em, tôi nghĩ dường như mùa xuân không phải dành cho tất cả mọi người. Vẫn có bao người không được biết tới những ngày tết trọn vẹn.
Tôi định tặng em bé nhỏ nhất trong đám trẻ bán hàng rong một vé trò chơi nhưng em đã lễ phép từ chối với lí do em còn phải bán hàng. Em hăm hở khoe với tôi rằng mấy ngày tết em bán được nhiều lắm, vậy là học kì hai em khỏi phải nghỉ học vì em đã có đủ tiền để đóng tiền học và còn có thể mua sách vở mới nữa. Nhìn em bán với nét mặt rạng rỡ dù bận rộn luôn tay, tôi nghĩ chiếc vé trò chơi không còn cần thiết nữa, vì em đã tìm thấy niềm vui cho chính mình rồi. Thì ra những em bé không có quần áo đẹp, không có ba mẹ dẫn đi chơi tết vẫn có niềm vui ngày tết của riêng mình vì mùa xuân lúc nào cũng mang niềm vui đến cho tất cả mọi người, tất cả những ai luôn mang trong mình một sức sống với những ước mơ thật đẹp.
2. Lần ấy, tôi theo mẹ đi chợ tết mua dưa hấu. Quả dưa no cũng to tròn bóng bẩy, thật khó mà chọn lựa. Bỗng mẹ dừng lại trước gian hàng của một cô bé cỡ trạc tuổi tôi. Dưa của cô nhìn không được bắt mắt lắm, có lẽ vì vậy mà chúng còn rất nhiều dù hôm đó là 29 Tết. Vậy mà mẹ chọn mua tới năm quả. Nhìn mắt buồn buồn của cô bé bán dưa bỗng lấp lánh niềm vui dù số dưa còn lại vẫn nhiều. Cô bé không quên cảm ơn mẹ rối rít và chúc gia đình tôi những điều tốt lành. Thấy hơi khó chịu khi nhìn sang những quả dưa no tròn, mập mạp ở các gian hàng kế bên, tôi lẩm bẩm thế là tết này nhà không có dưa đẹp để chưng. Mẹ cười và nói với tôi rằng đối với gia đình tôi, những quả dưa không làm nên một cái tết nhưng với cô bạn kia thì khác. Những quả dưa đó là mùa xuân, là tết của gia đình cơ. Mẹ đã cho tôi một định nghĩa về mùa xuân là ân cần chia sẻ với mọi người.
U-Â-N, một năm mới đã đến thật gần nhưng vẫn còn thiếu một chữ X đứng đầu để tạo thành một mùa xuân trọn vẹn : chữ X của sự Xôn xao khi trời đất bắt đầu chuyển mùa, chữ X của sự Xông xáo và chữ X của những thành tích Xuất sắc. Và không ai khác, chính bạn, chính tôi, chính chúng ta sẽ là người viết nên những câu chuyện về những chữ X để tạo thành một chữ Xuân trọn vẹn, bởi mùa xuân sẽ trở nên vô nghĩa nếu con người không cho nó những sự khởi đầu tốt đẹp.
Diễm Quỳnh(Q.11)
.
.
Điều tầm thường...lớn lao (MT 712 - 10/1/2006)

"Sáng nay, ba của bạn đã mặc chiếc áo nào đi làm?". Hãy trả lời nhanh câu hỏi này trong vòng 30 giây nhé!
Tôi cũng từng bị choáng trước bảng câu hỏi của thầy giáo trong một lớp học về phương pháp luận sáng tạo với những nội dung đại loại như : "Bạn đã đi hết bao nhiêu bậc thang để đến được căn phòng này?", "Sáng nay, ba bạn đã mặc chiếc áo nào đi làm?", "Mẹ của bạn thường đeo nhẫn ở ngón tay nào?"... Không ai trong lớp có thể trả lời được hết những câu hỏi đó. Thay vì suy nghĩ lí do thầy đưa ra những câu hỏi, một số người lẩm bẩm, học sáng tạo ai lại đi học những thứ vớ vẩn như vậy ! Lúc đầu tôi đã đồng ý với ý kiến đó vì những câu hỏi thầy đưa ra đều hết sức kì cục.
Và tôi còn tiếp tục suy nghĩ như thế nếu thầy không phân tích cho chúng tôi nghe những phát minh vĩ đại đều khởi nguồn từ những thắc mắc hết sức nhỏ nhặt và kì cục như thế. Sẽ chẳng có định luật vạn vật hấp dẫn nếu Newton chẳng tự hỏi tại sao quả táo lại rơi - một câu hỏi nghe có vẻ rất ngớ ngẩn vào lúc bấy giờ. Các bạn không trả lời được những câu hỏi kia vì các bạn ít quan tâm đến những điều nhỏ nhặt xảy ra xung quanh mình, nhưng không có một sự to lớn, vĩ đại nào lại không bắt nguồn từ những cái hết sức nhỏ bé, bình thường như thế. Những người vĩ đại khác với người bình thường ở chỗ, họ có thể nhìn thấy được những điều to tát trong những thứ tưởng như hết sức tầm thường. Những lời nói của thầy là kiến thức quí giá nhất mà tôi luôn mang theo bên mình cho dù lớp học đã kết thúc.
Còn bạn thì sao ? Nếu bạn không trả lời được câu hỏi trên nhưng bạn vẫn tiếp tục đọc hết bài viết này, bạn có còn cho rằng đó là một câu hỏi hết sức vớ vẩn và vô nghĩa hay không ? Có thể những điều nhỏ nhặt mà bạn chú ý đến không thể giúp bạn trở thành những người nổi tiếng, lỗi lạc nhưng ít ra khi bắt đầu nghĩ đến chúng, bạn đã biết cách quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống xung quanh mình rồi đấy! Còn nếu sau khi đọc xong, bạn vẫn cảm thấy câu hỏi đó đã làm mất thời gian của bạn thì xin lỗi vì lại làm phiền bạn bởi một điều không đáng quan tâm. Nhưng bạn ơi, hãy tin rằng trong số những điều tầm thường mà bạn đã bỏ qua sẽ có ít nhất một điều có thể làm thay đổi cả cuộc đời bạn đấy!
.
.
Món quà (MT 711 - 3/1/2006)

- Có bưu kiện này, chủ nhà ra nhận đi!
Tiếng bác bưu tá vang lên ngoài cổng. Cả Hương lẫn Thy đều ngạc nhiên, cả hai mới chuyển nhà đến đây được mấy ngày, hẳn là ai đó đã gửi nhầm địa chỉ. Bên ngoài bưu kiện đề đúng địa chỉ nhà này nhưng người nhận lại là một cái tên lạ hoắc. Bên trong chiếc thùng các-tông khá to là những chiếc áo len, tuy đã cũ nhưng vẫn có thể sử dụng được. Thật là một món quà ý nghĩa cho những ngày cuối năm se lạnh.
- Nhìn cái thùng to thế tưởng bên trong có gì giá trị, nào ngờ chỉ là một đống đồ cũ. Biết vậy gửi trả ông bưu tá cho rồi! Mang vào nhà xong mới biết nhầm địa chỉ.
Hương dùng dằng đẩy cái thùng va vào tường, những chiếc áo văng tung tóe, có cả áo cho người lớn và áo của trẻ em. “Lê Văn Minh”, cái tên này quen lắm, hình như là người thuê nhà trước Hương và Thy. Lúc mới đến, Thy có nghe chị chủ nhà kể về gia đình này. Đó là một gia đình nghèo, chồng chạy xe ôm, vợ đi làm thuê làm mướn cùng với tám đứa con nheo nhóc. Từ miền quê nghèo khó, họ dắt díu nhau lên Sài Gòn với hi vọng đổi đời, nhưng hình như cuộc sống đô thị càng làm họ trở nên túng quẫn hơn nên tháng trước họ đã về quê. Có lẽ người gửi chưa được biết về sự thay đổi này.
- Hương ơi, Thy biết cái thùng này gửi cho ai rồi! Mình ra hỏi chị chủ nhà xem, hình như chị ấy biết địa chỉ hiện giờ của anh Minh đấy!
- Thy định làm gì? Gửi thư kêu người ta đến nhận ? Thôi đem vứt đi là xong. Không phải chuyện của mình, xen vào làm gì cho mệt!
- Không được đâu, Thy nghĩ gia đình anh Minh rất cần món quà này. Thy sẽ gửi món quà này đến đúng địa chỉ mà nó cần phải đến.
- Thy có điên không? Cái thùng to thế gửi đi đâu phải rẻ. Còn tiền tiêu, tiền mua quà về quê?
Hương chưa nói hết câu thì Thy đã mang cái thùng đi. Bưu kiện gửi đi khá to và nặng nên chi phí vận chuyển gần cả trăm ngàn đồng. Số tiền dạy thêm chắt chiu được mấy trăm để Tết mua quần áo mới cho các em giờ đã vơi đi gần nửa. Thy chưa biết phải nói sao với các em khi lá thư vừa gửi đi đã hứa hẹn với chúng rất nhiều về những món quà Tết. Nhưng chúng sẽ hiểu cho Thy thôi mà, vì từ bé chị em Thy đã được ba mẹ dạy phải biết giúp đỡ người kém may mắn hơn mình. Bí mật bên trong một món quà đâu chỉ là niềm vui của người tặng và người nhận. Còn rất nhiều, rất nhiều những bí mật khác làm cho những món quà luôn luôn là thứ tuyệt vời nhất dành cho tất cả mọi người, dù đó là một món quà gửi nhầm địa chỉ.
.
.

Niềm tin (MT 710 - 27/12/2005)

Bắc là một học sinh cá biệt và nổi tiếng khắp trường vì những lần đánh nhau, quậy phá, làm vỡ bóng đèn, gãy bàn ghế trong khi học hành rất tệ.
Bắc cũng không được lòng các bạn trong lớp vì tính khí hung hăng, cộc cằn của mình. Vì Bắc mà tuần nào lớp cũng bị nêu tên trước trường và bị xếp hạng chót.
Cuối năm, Bắc không được lên lớp và phải chuyển trường theo yêu cầu của Ban Giám hiệu. Một cuộc họp lớp được tiến hành theo đề nghị của cô chủ nhiệm để xin cho Bắc được tiếp tục học. Thật ra, ai cũng hiểu cuộc họp chỉ có tính hình thức mà thôi. Lớp trưởng xin ý kiến mọi người, xem ai đồng ý xin Ban Giám hiệu cho bạn Bắc được tiếp tục học.
Cả lớp ai cũng ngồi bất động. Bỗng có một cánh tay gầy gò giơ lên một cách dứt khoát. Thì ra là Minh, cô bạn bé nhỏ thường ngày vốn rất nhút nhát và ít nói. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Minh. Mình nghĩ nên cho bạn ấy một cơ hội để sửa đổi. Mình tin rằng Bắc có thể trở thành một học sinh tốt. Minh rõ tiếng.
Câu nói của Minh làm cả phòng trở nên im phăng phắc. Bắc nhìn Minh đầy ngạc nhiên, gương mặt đang vênh váo đầy thách thức vẫn không giấu được vẻ sững sờ. Nhưng chỉ một cánh tay của Minh không đủ sức giữ Bắc ở lại trường.
Bắc ào ra khỏi phòng. Minh chỉ kịp nhìn thấy đôi mắt long lanh bắt đầu hoe đỏ. Bắc ra khỏi trường từ ngày đó.
Rồi một hôm, Minh đang đạp xe trên đường bỗng có đám thanh niên đi xe phân khối lớn giật mất xấp vé số của một cụ già làm cụ loạng choạng ngã. Gương mặt nhăn nheo của cụ còn chưa kịp định thần thì có một anh thanh niên đang sửa xe gần đấy vội chạy lại đỡ cụ dậy. Anh thanh niên vừa an ủi vừa dìu bà cụ vào ngồi dưới tấm bạt anh che tạm trên lề đường. Anh vét hết tiền trong túi, được mấy tờ bạc nhăm nhúm và dí hết vào tay bà cụ.
Anh thanh niên bất chợt ngước lên nhìn Minh và cả hai sững sờ một lúc lâu. Thì ra người thanh niên tốt bụng đó chính là Bắc. Thấy Minh, Bắc cười thật tươi, nụ cười thật hiền trên gương mặt đen nhẻm. Cảm ơn Minh ! Đây là điều mà Bắc muốn nói với Minh từ lâu nhưng chưa có dịp. Vì chuyện gì hả Bắc ?. Vì Minh đã tin Bắc. Nếu không có câu nói của Minh ngày đó, chắc bây giờ Bắc cũng trở thành một kẻ chẳng ra gì như những tên côn đồ kia thôi.
Minh cười và thấy lòng thật nhẹ nhàng. Thì ra chỉ một niềm tin mong manh cũng có thể thay đổi một con người, một cuộc đời như thế !
.
.
Cây bàn chải thắt nơ hồng (23/12/2005)

Nhà tôi có bốn người: ba, má, anh Hai và tôi. Cả gia đình tôi rất thích xài đồ giống nhau, chẳng hạn như bộ đồ ngủ màu hồng tôi đang mặc này là do má tôi may cho cả nhà đấy. Tôi sướng rơn trong bộ đồ ngủ xinh tươi ấy, vì nó làm nổi bật làn da trắng hồng tự nhiên của tôi. Chỉ mỗi tội anh Hai và ba phải cố gắng mặc chúng với sự yêu cầu của má. Trông họ thật là buồn cười, dù là đang khoác lên mình kiểu áo dành cho đàn ông con trai. Cũng may, một tháng họ chỉ diện chúng hai hay ba lần vào buổi tối. À, đã lỡ nhắc các “seri” đồ vật thì tôi không thể quên bộ bài chải màu xanh lơ do bác tôi tặng cho ba lúc tôi còn đi mẫu giáo. Ôi, nhưng sao chỉ có ba cây bàn chải to lớn thôi vậy. Chắc là bác nghĩ tôi nhỏ, chỉ dùng bàn chải bé xíu xiu mà mẹ mua cho là được rồi. Tôi giãy nãy không chịu và buộc má phải sắm cho tôi một cây bàn chải giống như thế, nếu không tôi chẳng đến lớp mẫu giáo đâu. Buổi đi chợ hôm đó, má đã sắm cho tôi một cái như thế. Khi nhận cây bàn chải từ tay má, tôi bất chợt nghĩ ra một điều và ứ ừ léo nhéo: “Tất cả bàn chải đều màu xanh, con sợ lấy nhầm bàn chải của anh Hai lắm. Làm sao đây má?”. Anh Hai nghe được, từ nhà sau chạy lên, nhìn tôi rồi lắc đầu như không chấp chuyện trẻ con, rồi anh phá lên cười như “Sơ-lốc Hôm” phá được vụ án. “Đúng rồi, để anh nhờ má lấy vải thắt cho em chiếc nơ vào cây bàn chải nhé. Khỏi sợ nhầm mà nó lại đẹp hơn”. Thế là sáng hôm sau, tôi lại có thêm cây bàn chải xanh gắn nơ hồng thật xinh. Và từ đó mỗi cây bàn chải mới của tôi đều được gắn nơ.
Lớn lên, đi học xa nhà, tôi cũng chỉ dùng những cây bàn chải màu xanh và thắt nơ hồng. Lũ bạn cùng phòng tưởng tôi là con hâm. Bởi tụi nó không biết rằng: Đối với tôi, một cây bàn chải đánh răng không chỉ là thứ làm răng sạch mà nó còn chứa cả hương vị gia đình tôi. Và tôi chắc chắn một điều, nó —cây bàn chải màu xanh nơ hồng là một-phần-cuộc-sống của tôi.
.
.
Những điều đôi mắt không nhìn thấy (MT 706 - 8/12/2005)

Khi tôi biết về thời khóa biểu hàng ngày của Thắng, tôi thấy nó cũng giống như bao cô bé, cậu bé bình thường khác. Chỉ có giờ tự học của em là dài hơn...
...vì em phải học theo một cách rất đặc biệt và trong thời khóa biểu ấy, không có chỗ cho game online, chat và những giờ lang thang ở siêu thị, khu vui chơi giải trí. Người học sinh đặc biệt ấy bước lên bục nhận giải thưởng trong vòng tay dìu dắt của thầy cô và bạn bè. Tôi gặp Thắng tại một buổi lễ phát thưởng học sinh giỏi. Thắng là học sinh khiếm thị của trường Nguyễn Đình Chiểu nhưng thành tích mà cô bé đạt được khiến cho những kẻ sáng mắt như tôi thán phục. Trước khi gặp em, tôi đã không tin vào những nỗ lực phi thường như thế. Hình ảnh em bước lên bục nhận thưởng đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi về sự cố gắng.
Khi tôi được biết về thời khóa biểu hàng ngày của Thắng, tôi thấy nó cũng giống như bao cô bé, cậu bé bình thường khác. Chỉ có giờ tự học của em là dài hơn, vì em phải học theo một cách rất đặc biệt và trong thời khóa biểu ấy, không có chỗ cho game online, chat và những giờ lang thang ở siêu thị, khu vui chơi giải trí. Ban đầu tôi nghĩ thật tội nghiệp cho Thắng khi em không được biết đến những trò giải trí rất “thời thượng” đó. Và tôi đã nghĩ rằng em sẽ nói muốn được đi đây đó, được xem tivi, được đọc truyện tranh bằng chính đôi mắt của mình khi tôi hỏi em thích làm gì nếu có được đôi mắt sáng. Nhưng không, đây mới là câu trả lời của em :
- Nếu có đôi mắt sáng, em muốn nhìn gương mặt của ba, của mẹ, của những đứa em thật lâu. Mặc dù lúc nào em cũng nhìn thấy họ trong đầu nhưng được nhìn bằng chính đôi mắt của mình vẫn thích hơn chị nhỉ ?
- Làm sao em có thể nhìn thấy họ ?
- Những người khiếm thị như em không nhìn bằng mắt mà “nhìn” cuộc sống này bằng rất nhiều giác quan và bằng cả trái tim nữa. Em thương ba mẹ và các em nên lúc nào hình ảnh họ cũng ở trong đầu em, giống như đem tấm ảnh lộng vào khung hình vậy, nó sẽ ở đó mãi mãi.
Tôi chợt nhớ đến câu chuyện về bầy yêu tinh đem giấu hạnh phúc vào trong chính bản thân mỗi con người. Câu nói của Thắng đã thay đổi suy nghĩ của tôi về hạnh phúc. Không biết bao lâu rồi tôi chưa nhìn thật kĩ gương mặt ba mẹ mình. Tối đó, tôi ngắm ba mẹ thật lâu và thấy rằng trên những gương mặt ấy bắt đầu có những nếp nhăn, những đốm đồi mồi. Khi thấy tôi nhìn chăm chú, ba mẹ cười thật tươi, những nếp nhăn như tan biến đi và tôi cũng đã có một tấm ảnh thật đẹp để lộng vào khung hình của mình. Từ bây giờ, tôi sẽ bắt đầu tập nhìn cuộc sống bằng nhiều giác quan và cả bằng trái tim nữa theo cách mà Thắng đã chỉ. Biết đâu tôi sẽ biết thêm nhiều điều hay mà nếu chỉ bằng đôi mắt, tôi đã không nhìn thấy.
.
.
Vượt qua cám dỗ (20/10/2005)

Mẹ kính nhớ!
Sau những tháng ngày miệt mài học tập, cuối cùng, con đã cầm được tấm bằng C Anh văn. Con sung sướng không cầm được nước mắt.
Mẹ biết không? Tấm bằng ấy, đối với mọi người, nó chẳng là gì cả. Nó không quan trọng bằng bằng đại học, bằng giáo sư, tiến sĩ... Nhưng đối với con, nó là tất cả, nó mang một ý nghĩa đặc biệt... Là cả quá trình con học tập và đấu tranh giành giật giữa phần “con” với phần “người” để chống lại những cám dỗ của cuộc đời.
Trước kỳ thi, người ta bảo con hãy đưa cho họ vài trăm ngàn để biết đề thi hay nói một cách khác: mua đề. Vài trăm ngàn không phải là số tiền lớn. Vả lại con nghe nói đề thi rất khó, con sợ với trình độ của mình thì cố gắng mấy cũng không đậu. Con không đủ tự tin. Và con... con đã có ý định đó. Con thật là xấu, phải không mẹ?
Con nghĩ ra đủ lý do để biện hộ cho ý định tồi tệ của mình. Con nghĩ thật là bất công nếu mình phải vất vả học bài trong khi người ta chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn- cái giá quá rẻ để có được tấm bằng. Nếu có được bằng C con sẽ yên tâm học những cái khác hoặc học cao hơn nữa v.v... và v.v... Cứ như thế, suy nghĩ của con chìm dần trong những cám dỗ và con đã chuẩn bị tiền đi nộp.
Đột nhiên, con nghĩ đến mẹ, con nghĩ đến nụ cười hiền từ của mẹ. Rồi con ghê tởm chính bản thân mình. Phải, mẹ cho con ăn học, nhưng mẹ đâu dạy con làm những điều tồi tệ như thế? Bây giờ, chỉ là số tiền nhỏ, nhưng thói quen ấy, tính ỷ lại vào đồng tiền ấy mai sau sẽ ngấm dần vào con, 1 lần... 2 lần... Cứ thế, con trượt sâu vào lối mòn mà không hay biết. Cầm cái bằng trên tay, đó đâu phải là công sức của con? Bằng cấp, tri thức được đánh đổi bằng đồng tiền, con cũng sẽ bị xã hội đào thải.
Rồi con sẽ ra sao đây khi tất cả mọi người đều nhìn con bằng ánh mắt khinh bỉ: “Nó có giỏi giang gì đâu, chỉ giỏi đi mua đề!” Lúc ấy, chắc con chẳng còn mặt mũi nào để quay về nhìn mẹ nữa. Nghĩ đến đấy, con chợt rùng mình vì hổ thẹn. Thà thi rớt nhưng lòng thanh thản còn hơn là đậu mà bạn bè xa lánh mình. Và con tìm mọi cách để quên đi cái ý nghĩ đen tối.
Cho đến hôm nay, bằng chính sức lực bản thân, con đã làm được điều mà con mong muốn, mẹ ạ! Tấm bằng con cầm trên tay là minh chứng cho sự trưởng thành của con gái mẹ. Là cuộc đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt trong con. Phải, mẹ ơi, con gái mẹ đã vượt qua chính mình, vượt qua được khoảnh khắc mà con thấy lòng mình yếu đuối nhất. Điều quan trọng hơn cả là con đã vượt qua được những cám dỗ đầu tiên trong đời rồi đấy...
.
.
Hạnh phúc như cây cà rem (20/10/2005)

Cà rem sẽ tan, hạnh phúc sẽ không còn nguyên vẹn. Dù muốn hay không, bạn cũng phải chọn một trong hai cách: hoặc tận hưởng sự hiện hữu của nó, hoặc để nó tự nhiên tan biến đi. Lẽ dĩ nhiên, không ai muốn mất đi cảm giác cảm nhận niềm hạnh phúc của mình, nhưng thử hỏi mấy ai đủ can đảm để đi đến tận cùng sự khám phá ấy?
Trẻ con thường thích ăn cà rem, vì một điều đơn giản là cà rem rất ngọt ngào và hương vị thật hấp dẫn. Trẻ con không có khái niệm hạnh phúc một cách rõ ràng, và tự nhiên, chúng nhận được cảm giác ấy. Người lớn không thích ăn cà rem như trẻ con. Người lớn chỉ thích cảm nhận niềm hạnh phúc - cái niềm hạnh phúc ấy phải được gọi tên. Và vì thế đôi khi vô tình đến cố tình, họ đã đánh mất cảm nhận ngọt ngào.
Vậy thì hãy tận hưởng cây cà rem hạnh phúc của mỗi chúng ta, đừng nên vội vã, bạn nhé!
Những cái nắm tay
Không biết khi tôi sinh ra, ai là người đầu tiên nắm tay tôi nhỉ? Bố, mẹ, bà hay ông bác sĩ, cô y tá trong bệnh viện? Tôi hay tưởng tượng ra cảnh bố lấy ngón tay trỏ nhẹ nhàng luồn vào lòng bàn tay tôi, khẽ cạy những ngón tay nhỏ xíu đang co chặt lại rồi trầm trồ: "Ồ, ngón tay con gái dài quá, sau này sẽ tài hoa lắm đây". Còn ông anh 2 tuổi của tôi thì lăng xăng quanh giường, ăn hết phần ăn bà nấu bồi dưỡng cho mẹ, tò mò ngó nhìn đứa em đang nằm gọn lỏn trong vòng tay bố và phán một câu: "Tay nó bé tí, con bẻ một phát gãy ngay!".
Khi đến tuổi tập đi, chắc đã rất nhiều người nắm lấy tay tôi và dẫn tôi đi từng bước một quanh nhà. Bố mẹ này, anh chị, cô chú bác và chắc cả hàng xóm láng giềng nữa.
Khi đến tuổi đi học, bàn tay bố dẫn tôi vào lớp và bàn tay cô ân cần dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Đến tuổi chạy nhảy theo anh đi chơi, rất nhiều lần hăng máu đánh nhau với lũ con trai, té lăn quay ra đất. Bàn tay anh nắm chặt tay tôi và kéo tôi đứng dậy, "để thằng đó cho anh!".
Ngày học cuối của lớp 12, đang ngồi khóc hu hu vì phải chia tay tuổi học trò thì người bạn trai thân nhất luồn tay vào ngăn bàn, khẽ bóp nhẹ tay tôi.
Ngày yêu, tôi ghét cái trò ôm eo nhau đi ngoài đường, chỉ thích để bàn tay mình nằm gọn trong tay anh mỗi khi hai đứa lang thang ngoài phố.
Đến lượt tôi, tôi cũng đã nắm tay rất nhiều người và cũng mơ hồ nhận ra một "chân lý": Hãy chỉ nắm tay khi người ta đưa tay ra cho mình. Đôi khi tôi cũng không thể phân biệt được đâu là sự giả dối trong lời nói, ánh nhìn của người khác nhưng chắc một điều rằng tôi luôn cảm nhận được thật- giả khi ai đó nắm tay mình. Và cũng may mắn, đến giờ tôi luôn cảm nhận được hơi ấm từ những cái nắm tay...
.
.
Hơi ấm của bàn phím (MT 698 - 3/10/2005)

Thời gian gần đây, tự dưng tôi chán... cái Yahoo messenger. Trên những tờ báo cứ nói nhiều đến những điều bất ổn đến từ internet như game online, những mối quan hệ ảo, những vụ án nảy sinh từ chat làm ba mẹ cứ đi qua đi lại, liên tục nhắc nhở mỗi lần tôi bật máy tính.
Không còn những dòng status sến như con hến, không còn những trận Pool nảy lửa với đứa bạn cùng lớp, mỗi lần lên mạng, tôi đều chỉ vào đọc tin nhắn để lại hết sức thờ ơ. Thứ tư tuần trước, có một tin nhắn làm tôi chú ý, người bạn quen sơ sơ từ một diễn đàn đã nhắn (chắc là cho rất nhiều người) : Cần gấp người có nhóm máu AB để cứu sống một em bé đang mổ tim. Số điện thoại liên hệ có thật, vậy chuyện này có thật rồi !
Tôi đã gửi tin nhắn và số điện thoại ấy cho tất cả những cái nick mà tôi có trong danh sách bạn bè. Và những người bạn tôi cũng gửi đi như thế, và chờ đợi cho dù biết nhóm máu AB cực kì hiếm. Một buổi sáng, tôi nhận được điện thoại của Ngọc Minh, một bạn du học sinh Việt Nam đang học ở Singapore : Em đã tìm ra một bạn người Ấn có máu AB rồi, bạn ấy định về Việt Nam cho máu, em điện cho chị để hỏi thủ tục. Tôi tức tốc gọi điện đến số điện thoại được cung cấp, người cầm máy là chị Châu, nhân viên của tổ chức phi chính phủ East Meets West, tổ chức này đã trợ cấp mổ tim cho em bé. Chị Châu báo cho tôi một tin thật vui, em bé đã được mổ tim từ ngày thứ bảy 24/9 và đã được tiếp máu đầy đủ. Và, bạn có tin nổi không, tất cả 4 người tình nguyện cho máu đều đến từ internet.
Sáng ngày 26/9/2005, bé Võ Thị Bền, 9 tuổi, quê ở Quảng Nam, em bé với ca mổ tim được rất nhiều người biết đến đã được chuyển từ phòng hồi sức ra phòng thường ở bệnh viện Triều An. Tin vui cũng được lan truyền đi trên internet, và tất cả chúng tôi, những người định giúp cho máu như cô bạn người Ấn Độ hay những người không thể giúp gì ngoài việc ấn nút send đi đều thấy vui mừng.
Chưa một lần đụng đến máy tính, chưa biết internet, Yahoo messenger là gì nhưng bé Bền đã được giúp đỡ và cứu sống nhờ interner. Có lẽ, bây giờ, bé đang nghĩ internet thật kì diệu. Nhưng thật sự, chính những người sử dụng internet như bạn, như tôi, như tất cả chúng ta đã làm nên điều kì diệu ấy bằng tình yêu thương đồng loại ấm áp và chân thành, phải không ?
NGỌC THÚY
.
.
Thành kiến (15/9/2005)

Nhiều khi không biết vì sao bạn lại ghét cay ghét đắng con nhỏ ấy hoặc câi thằng ấy trong lớp của mình? Ngẫm nghĩ lại...thì ra cũng chỉ vì những thành kiến viễn vông.
Một người đàn ông đi xe điện ngầm thường khó chịu vì các hành khách Trung Quốc nói chuyện quá lớn tiếng. Thoạt đầu ông nghĩ chắc họ lãng tai nên phải nói thật to. Nhưng khi sự việc cứ lập đi lập lại, ông cho rằng người Trung Quốc bất lịch sự.
Mãi về sau ông mới khám phá ra rằng những người ấy đang nói tiếng Quảng Đông — và tiếng Quảng Đông là một ngôn ngữ khó. Cùng một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ theo cung bậc mà người ta phát âm nó. Và tiếng Quảng Đông có số cung bậc nhiều gấp đôi so với tiếng Phổ Thông — ngôn ngữ chính thức của người Trung Quốc.
Đa số người nói tiếng Quảng Đông có thói quen nói to tiếng, bởi vì họ muốn thể hiện rõ những khác biệt nhỏ trong các cung bậc - để người nghe hiểu đúng í mình! Thế là người đàn ông đó không còn nghĩ rằng các hành khách Trung Quốc bất lịch sự nữa.
Thường chúng ta mang thành kiến về người khác khi chúng ta không tìm hiểu họ kĩ càng. Hiểu biết người người khác nhiều hơn, ta sẽ bớt nhiều thành kiến hơn. Bạn hãy sốt sắng tìn hiểu con người và cuộc sống nhiều hơn — và bạn sẽ biết thông cảm hơn.
.
.
Chiếc cầu tên Thương (MT 695 - 12/9/2005)

Năm học cấp 2, lớp tôi có một bạn tên Thương bị liệt hai chân, phải đi lại bằng nạng gỗ. Có lẽ do mặc cảm nên bạn ít nói chuyện với bạn bè và chưa bao giờ tham gia vào những chuyến đi chơi của lớp. Trước thái độ lạnh lùng, mặc cảm của Thương, khoảng cách giữa bạn và cả lớp ngày một lớn dần.
Một lần học thể dục, chúng tôi được thầy cho sang tập ở sân mới xây, đến khi điểm danh mới thấy thiếu một người, đó là Thương. Tuy được miễn môn thể dục nhưng Thương vẫn phải học lí thuyết và chưa bao giờ Thương vắng mặt ,trong khi những đứa khỏe mạnh như chúng tôi thỉnh thoảng vẫn viện cớ ốm để được nghỉ. Cả lớp thắc mắc không biết Thương ở đâu thì lớp trưởng chợt nhớ ra sân thể dục này vừa mới xây xong, hãy còn bừa bộn và trên đường đi có một cái rãnh chắn ngang. Chúng tôi có thể nhảy sang cái rãnh ấy một cách dễ dàng nhưng Thương làm sao qua được với đôi nạng gỗ. Khi chúng tôi quay lại thì thấy Thương khóc tấm tức bên cái rãnh. Bỗng nhiên chúng tôi thấy mình thật vô tâm khi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt Thương. Sau khi giúp Thương qua được cái rãnh, những giọt nước mắt ấy vẫn không thôi ám ảnh chúng tôi. Nhớ lại những lần đi chơi vắng Thương, những lần rượt đuổi nhau ầm ĩ cả sân trường trong khi Thương lúc nào cũng lầm lũi trong lớp, chúng tôi càng xấu hổ khi lâu nay cho rằng lớp mình đoàn kết và gắn bó nhất trường.
“Chúng ta phải làm một cái gì đó mới được". Lớp trưởng khởi xướng và mọi người nhiệt liệt hưởng ứng. Sau giờ học tất cả đều ở lại, hì hục bên mấy tấm ván, búa và đinh để làm cho xong “công trình" chúng tôi dành tặng riêng Thương trước giờ thể dục tuần tới.
Rồi “công trình" chúng tôi cũng hoàn thành. Giờ thể dục, nghĩ đến việc sắp phải làm phiền bạn bè dìu mình qua rãnh, trông Thương có vẻ ngại ngần.
- Làm phiền mấy bạn quá - Thương tỏ ra áy náy.
- Không phiền gì đâu, kể từ hôm nay Thương có thể tự đi ra sân học thể dục một mình đấy.
Và không chỉ Thương mà tất cả đều xúc động khi đứng bên chiếc cầu làm từ những tấm ván và ba ngày lao động gấp rút của cả lớp. Chúng tôi còn có sáng kiến làm thêm hai tay vịn để Thương có thể đi lại dễ dàng hơn, và tất cả thống nhất đặt cho nó cái tên: Thương. Chưa có buổi học nào mà cả lớp lại cảm thấy ấm áp và vui vẻ như hôm ấy.
Sau đó vài tháng, cái rãnh đã được lấp đi và chiếc cầu cũng không còn. Nhưng chiếc cầu đưa chúng tôi đến gần với Thương vẫn tồn tại mãi mãi, phải không Thương?
.
.
...Và tôi đã lớn (MT 695 - 12/9/2005)

Sáng nay đi làm, thấy trắng đường màu áo học sinh, chao ơi, sao mà nhớ...
Năm tôi học lớp 9, thầy Điện (THCS Phù Đổng II), dạy Toán, cho tôi mượn cả bộ sách giáo khoa. Tôi ngại, không qua nhà thầy lấy sách, thầy bảo con thầy mang đến tận nhà tôi. Trong từng quyển sách giáo khoa ấy, không chỉ kiến thức mà còn có cả tấm lòng thầy dành cho đứa học trò yêu Văn hơn Toán.
Cứ thế, từ lớp 9 đến lớp 12, tôi đều nhận được những quyển sách ăm ắp ân tình. Lên cấp III trường Gia Định , hết học kì I, điểm Anh văn của tôi thấp nhất lớp. Thầy Phúc chủ nhiệm và cũng là giáo viên dạy Anh văn khuyên tôi nên đi học thêm, tiền học phí sẽ được miễn giảm. Thế rồi tôi tình cờ phát hiện ra không phải trung tâm tiếng Anh miễn giảm tiền cho tôi mà chính thầy đã đóng thay tôi số tiền học phí. Ngày ấy, tôi - cô bé 16 tuổi - không muốn nhận tiền của bất kì ai nên đáp lại tấm lòng thầy bằng cách... nghỉ học thêm. Nhưng tấm lòng thầy đã khiến tôi nỗ lực thật nhiều. Và điểm tiếng Anh cứ nhích dần lên...
18 tuổi, vào ĐH KHXH &NV, tôi thương cô Xuân và thầy Phương nhất. Tôi không chỉ nhận được kiến thức mà còn nhận cả tình yêu thương. Giờ này, chắc thầy cô tôi đang đứng trên bục giảng. Chính kiến thức và ân tình của thầy cô đã nuôi lớn những đứa học trò như tôi...

.
.
Những mệnh đề cuộc đời (MT 691 - 12/8/2005)

Giờ học Anh văn hôm ấy, cô giáo dành hẳn cho lớp một tiết để thực hành về câu điều kiện với chủ đề là : Giá như.... Cách thực hành rất thú vị, mỗi thành viên của lớp sẽ đứng lên, vận dụng mệnh đề giá như để bày tỏ những vấn đề làm mình cảm thấy hối tiếc trong quá khứ.
Cả lớp hưởng ứng nhiệt liệt. Người thì bàn tán xôn xao, người thì đăm chiêu suy nghĩ. Ừ nhỉ, nếu mình có được một cơ hội để làm lại thì mình sẽ làm gì nhỉ ? Mà chắc mình phải sử dụng nhiều cái giá như lắm ! Hải còm ước giá như thời gian quay trở lại, cậu ấy sẽ nghe lời mẹ ăn nhiều thịt để trông vạm vỡ hơn. Khỏi phải nói, điều ước của Hải làm cả lớp cười rần rần. Còn anh chàng Nam thì lại mong đừng phải mắc sai lầm ngớ ngẩn kiểu 1x1="2" trong bài kiểu tra môn Lí vừa rồi. Riêng Linh và Thảo, người này bảo giá như đừng để chuyện đáng tiếc xảy ra làm tổn thương tình bạn của hai người, người kia ước giá như lúc ấy cả hai đừng bướng bỉnh. Giá như trước lúc bà mất, mình nói với bà rằng mình thương bà lắm !. Lời nhỏ Lan làm không ít người sụt sùi. Cứ thế, từng người từng người kể ra những tâm sự của mình. Tiết học thành công vượt cả sự mong đợi, đến nỗi cô cũng không ngớt lời biểu dương và hứa sẽ tặng cả lớp một phần quà đặc biệt. Vậy mà lúc đó tôi cảm thấy buồn và ước sao giá như có ít bạn đứng lên phát biểu. Có phải chúng ta đang sống quá hối hả, hối hả đến mức vô tình không nhận ra sau lưng chúng ta có nhiều điều đáng tiếc. Giá như, hai tiếng nghe chừng thật đơn giản, nhưng để dùng nó, ta phải đánh đổi biết bao cơ hội và thời gian để sữa chữa những sai lầm. Và mình mong rằng, bạn đừng bao giờ để những mệnh đề cuộc đời giá như, tôi ước... luôn quanh quẩn bên bạn.
.
.
Câu chuyện màu xanh (MT 690 - 8/8/2005)

"Đó là bài học tin học đầu tiên mà tôi hiểu thấu đáo. Không biết có phải được thầy truyền thêm sức mạnh hay không mà từ đó đối với tôi, tin học không còn đáng sợ nữa"...
Duy học giỏi nhưng cuối năm chỉ được xếp loại khá, tất cả cũng vì môn tin học. Gia đình Duy mới chuyển lên thành phố chưa được bao lâu, Duy không có điều kiện tiếp xúc với máy tính nhiều nên mỗi giờ vi tính đối với cậu quả là kinh khủng. Cậu cứng đơ trước mỗi câu hỏi của thầy, và cảm giác sợ bị bạn bè chê cười đè nặng ngột ngạt. Thầy dạy môn tin học đã ngoài bốn mươi, dáng người thấy nhỏ bé với bước đi khập khiễng. Sẵn ghét môn tin học nên Duy cũng cảm thấy không thích thầy, khi thầy bảo Duy đến gặp thầy sau giờ học, cậu đã sẵn sàng nghe những câu phê bình, những lời chỉ trích.
- Hình như trước giờ con chưa học vi tính phải không ? - Thầy ân cần hỏi.
- Dạ, hồi đó con ở quê - Duy trả lời nhát gừng.
- Thầy cho con mượn sách tin học căn bản này về đọc, chỗ nào không hiểu cứ hỏi thầy. Giờ nào rảnh, con cứ lên phòng thực hành, vừa đọc sách vừa thực hành trên máy sẽ dễ hiểu hơn.
Duy cầm sách về đọc nhưng tin học vẫn rất mù mờ đối với Duy. Nhiều lúc Duy muốn hỏi thầy nhưng sao có cái gì đó ngăn Duy lại. Giữa thầy và trò vẫn còn một khoảng cách. Một hôm, thầy lại bảo Duy đến gặp sau khi có điểm bài kiểm tra một tiết. Duy chỉ được điểm bốn.
- Con đọc sách không hiểu, sao không hỏi thầy ? - đây là lần thứ hai thầy làm Duy bất ngờ vì những câu hỏi ân cần thay vì những lời trách mắng.
- Thưa thầy, con không thể nào học giỏi môn tin học được. Con rất ghét máy tính.
Mấy quyển sách thầy cho mượn rơi khỏi tay Duy và rớt xuống đất. Thầy cúi xuống nhặt. Tự dưng Duy cảm thấy hối hận vì những lời nói vừa rồi của mình, Duy cũng cúi xuống và khi chạm vào chân thầy, Duy sững sờ nhận ra đó là một cái chân bằng nhựa.
- Thầy cũng từng như con bây giờ. Sau khi bị tai nạn, ba tháng liền thầy ở trong nhà, không muốn làm gì cả. Nhưng đến tháng thứ tư thì ba thầy chở thầy đến một lớp vi tính để ghi danh. Ba thầy còn chở thầy đi làm chân giả để thầy có thể tự mình đi học. Lúc ấy thầy nghĩ thế là hết, gia đình đã bỏ rơi mình, mình như một kẻ vô dụng. Thế là thầy lao vào học và cuối cùng cũng kiếm được việc làm. Bây giờ thầy mới thấy biết ơn ba thầy biết mấy ! Không có con đường nào là đường cùng, chỉ có người đi không nhìn thấy lối ra mà thôi.
"Đó là bài học tin học đầu tiên mà tôi hiểu thấu đáo. Không biết có phải được thầy truyền thêm sức mạnh hay không mà từ đó đối với tôi, tin học không còn đáng sợ nữa"... Chàng sinh viên vẫn còn xúc động khi kể về người thầy của mình trong một lớp phổ cập tin học Mùa hè xanh. Người đàn ông khi nãy vừa cằn nhằn "môn học gì mà khó quá" và định bỏ về, bây giờ tiến đến siết tay Duy và nói :
- Cảm ơn câu chuyện của thầy ! Tôi sẽ gắng học môn này. Có kiên nhẫn thì sẽ thành công phải không thầy ?
Duy mỉm cười và thấy mùa hè trở nên xanh biết mấy.
.
.
Nhật ký (MT 689 - 1/8/2005)

Tôi bắt đầu viết nhật kí từ năm lớp 8. Đến bây giờ, bộ sưu tập nhật kí của tôi đã dày lên rất nhiều. Chuyện vui, chuyện buồn và cả những nỗi bực tức tôi đều đem trút cả vào những trang giấy ấy. Có lần, xin tiền mẹ mua một cái áo mới, mẹ không cho, tôi đã ghi liền vào nhật kí của mình : "Đời chán thật, sao trên đời này mình muốn cái gì cũng không được vậy ? ..."
Bây giờ thì nhật kí của tôi ghi toàn chuyện tình yêu. Có một trang giấy tôi đặt toàn dấu chấm hỏi, ở cuối trang là dòng chữ : Anh ấy có yêu mình không ? Có lần tôi đã "ưu tiên" dành cho anh hai ba trang giấy mà trút giận vì anh đã quên sinh nhật của tôi. Sợ mọi người đọc thấy, nhiều trang tôi ghi bằng tiếng Anh.
Tôi vẫn luôn tự hào về bộ sưu tập nhật kí của mình. Bạn bè tôi cũng vậy, khi tôi khoe nhật kí, đều khen : "Nhỏ có tâm hồn thật đấy, thời buổi này mà còn ghi nhật kí mỗi ngày." Và tôi cũng hãnh diện về điều đó.
Tuần trước, tôi tình cờ có được quyển Mãi mãi tuổi 20, trong đó có ghi lại toàn bộ nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Trong một đêm, tôi ngồi lì trong phòng để đọc hết cuốn sách đó. Có lúc, tim tôi như thắt lại khi đọc đến những đoạn anh viết về nỗi nhớ Hà Nội, gia đình, bồi hồi khi đọc đến buổi chia tay của anh ấy và người yêu. Tôi cũng như tưởng tượng ra ánh mắt rực lửa của anh khi viết về lí tưởng của thế hệ anh quyết tâm đánh giặc; tim tôi cũng trĩu nặng khi đọc đến đoạn anh Òtự vấnÓ mình đã không sống hết mình cho lí tưởng, không sống giống như Paven...
Gấp cuốn sách lại rồi mà tôi vẫn còn thừ người ra đấy, câu hỏi ghi trong nhật kí của anh vẫn như còn hiển hiện : "Ừ, nếu như tôi không trở lại - Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này ? Tôi chỉ ao ước rằng ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc đừng để bí ẩn và trống trải như những trang giấy này". Chợt nhìn lên bàn và thấy quyển nhật kí của mình, tôi cầm lên, nhật kí của tôi chỉ ghi lại toàn những câu trách móc, những hờn giận vu vơ và những dòng chữ chán nản, đầy bi quan...
Cảm ơn những dòng chữ "trống trải và bí ẩn" của anh Thạc, vì chúng đã dạy cho tôi một cách viết nhật kí mới, cách viết nhật kí của tuổi trẻ. Tôi cầm bút lên và bắt đầu viết những dòng "vui vẻ và đông đúc" đầu tiên vào quyển sổ nhật kí mới tinh của mình.
NGỌC THÚY
.
.
Cha con Đậu Hũ (MT 684 - 7/7/2005)

Giống như một người bạn biết im lặng, chú chó nhỏ mang đến cho cậu nhóc niềm vui được chăm sóc, được yêu thương người khác. Khi thấy mình cần thiết, hữu ích cho cuộc sống này, bạn sẽ nhận rằng những nỗi buồn nho nhỏ sẽ chẳng đáng để tồn tại dài lâu
Cậu nhóc có bạn gái, điều ấy ở nhà ai cũng nhận ra. Bắt đầu từ việc hóa đơn điện thoại nhúc nhích tăng theo những cuộc “nấu cháo”, sau đó là màn hình máy tính của cậu có hình một cô nhỏ nghịch ngợm, cũng khá dễ thương. Rồi ba mẹ thấy cậu thường xuyên chat Y!M mà để invisible (tập trung chat với một người thôi chứ gì, “tình trạng tâm lí thú vị” đó ba cũng có rồi chứ bộ.)
Rồi cậu nhóc thất tình, chắc vậy. Y!M thường xuyên có những câu status là lời bài hát hơi buồn buồn, nhân vật xuất hiện trên màn hình máy tính là một chú Hiệp sĩ trong game Line Age II, và cậu nhóc im lặng nhiều...
Giữa lúc đó, Đậu Hũ xuất hiện. Chú chó nhỏ xíu, nặng 700 gram xuất hiện làm cuộc sống cả gia đình nhộn nhạo hẳn lên. Đầu tiên là những trò làm thân rất thú vị, cặp mắt đen ướt nhìn những người lớn trong nhà âu yếm, cái đuôi ngắn tí vẫy rối rít... Sau đó, Đậu Hũ bắt đầu len lén cào cửa đòi vào phòng cậu nhóc mỗi lúc 6 giờ sáng, khua cậu dậy, và vô số những hành động khác thu hút sự chú ý của một cậu học trò trước giờ chỉ quen ngồi dí mắt vào máy tính.
Đang nghỉ hè, nên những công việc từ trộn đồ ăn, đi mua khúc xương đồ chơi, tới việc tắm, bế đi khám bệnh tới thu dọn “chất thải” của Đậu Hũ đều được ba mẹ khóan cho cậu nhóc. Hàng xóm bắt đầu quen với cảnh một cậu nhóc 6 giờ sáng dậy chạy vòng vòng tập quanh xóm, nô giỡn với con chó nhỏ. Hình nền máy tính là một tấm ảnh Đậu Hũ lông vàng nâu nâu, mắt đen lóng lánh. Những trang web cậu nhóc hay vào bây giờ cũng tòan về chăm sóc chó cảnh. Cả xóm bắt đầu kêu: “Hai ba con đi đâu đó?” rồi “Ba con Đậu Hũ về rồi đó hả?” ...
Một lần, sau khi thu dọn “chất thải” của Đậu Hũ, ba nghe cậu nhóc nằm xoài ra giường, vắt tay ngang trán, nói chuyện điện thoại với bạn theo kiểu rất người lớn: “Mệt quá à, có mỗi Đậu Hũ thôi mà mệt vậy, sau này có gia đình rồi sao?” Nhưng đến lúc nghe tiếng Đậu Hũ kêu nho nhỏ đòi ăn, “ba Đậu Hũ” lại bật dậy ngay...
Không phải ngẫu nhiên mà ba mẹ mang chú chó nhỏ về nhà. Giống như một người bạn biết im lặng, chú chó nhỏ mang đến cho cậu nhóc niềm vui được chăm sóc, được yêu thương người khác. Khi thấy mình cần thiết, hữu ích cho cuộc sống này, bạn sẽ nhận rằng những nỗi buồn nho nhỏ sẽ chẳng đáng để tồn tại dài lâu. Và, còn có trách nhiệm hơn với những việc mình đang làm, phải không, “ba Đậu Hũ”?