Monday, February 16, 2009

Chìa khóa cuộc sống


Sắc màu cuộc sống (15/9/2005)

Cuộc sống muôn màu và bạn hoàn toàn có thể pha màu cho cuộc sống của bạn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào...
Một số người nhìn thấy thế giới hồng hơn những người khác.
Những trái táo chín, những viên hồng ngọc, những xe cứu hoả…trông thẫm màu hơn dưới mắt họ. Và họ có thể nhận ra sự sai biệt rất nhỏ trong màu đỏ của hai chiếc áo đỏ tưởng chừng giống hệt nhau.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự khác biệt trong khả năng cảm thụ màu sắc nói trên là do bởi sự khác biệt trong chỉ một axít amin. Sự khác biệt ấy ảnh hưởng đến cách mà một số tế bào đặc biệt của mắt hấp thụ ánh sáng màu đỏ.
Khả năng cảm thụ màu sắc là một khả năng do di truyền. Nó ở ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Nhưng cách mà bạn nhìn cuộc sống thì hoàn toàn do bạn quyết định. Bạn có thể sống vui tươi - nếu bạn muốn – dù bạn ở trong hoàn cảnh nào đi nữa. Thái độ của bạn luôn do chính bạn quyết định.
.
.
Thăng bằng đi bộ (15/9/2005)

Bằng lòng với những gì hiện có làm chúng mình thích đứng nguyên một chỗ và rất ngại bước lên. Dám thay đổi giống như những bước chân cứ đều đặn tiến lên dù thường xuyên vấp ngã.
Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng đi bộ là một tiến trình ngả người về phía trước. Khi chúng ta đứng yên, thân thể chúng ta ở thế thăng bằng. Nhưng để bước đi, chúng ta phải làm xáo trộn thế thăng bằng đó.
Trước tiên, chúng ta nới lỏng cơ bắp chân - việc này làm chúng ta ngả ra phía trước. Để khỏi ngã, chúng ta đưa một chân tới trước. Thân thể tạm lấy lại thăng bằng, cho tới khi chân kia đẩy tới trước. Lúc này thân thể lại nghiêng về phía trước; rồi chân kia lại đưa tới để khắc phục sự té ngã. Như vậy, chúng ta đi được bằng cách lập đi lập lại chu kì làm mất rồi lấy lại sự thăng bằng.
Để tiến tới trong bất kì việc gì mình làm, chúng ta cũng phải dám liều phá vỡ thế ổn định dễ chịu hiện tại. Như một em bé tập đi, có lẽ trong quá trình tiến tới ấy chúng ta phải bị vấp ngã vài lần. Nhưng té ngã rồi ta đứng lên, phủi bụi, tiếp tục bước đi.
.
.
Chỉ là vai phụ (15/9/2005)

Ca sĩ "vai phụ" Luigi Lablache

Đôi khi bạn cảm thấy tủi thân vì vai trò chìm lỉm của mình, chẳng là cái gì trong mắt bạn bè. Bạn hãy cứ lạc quan, vở kịch vẫn cứ tiếp tục diễn và cuộc sống sẽ chẳng còn thú vị nếu thiếu những vai diễn nhỏ bé của bạn...
Ca sĩ ô-pê-ra Luigi Lablache được xem là một trong những giọng ca trầm tuyệt vời nhất hồi giữa thế kỉ mười chín. Nhưng thời ấy nhạc kịch ít khi bố trí các vai chính cho một giọng ca trầm, vì vậy anh thường chỉ diễn các vai phụ thôi.
Có lần một đồng nghiệp tỏ ý tiếc rẻ rằng người ta thật phí phạm nhân tài khi để cho Labalche diễn các vai không quan trọng. Lablache trả lời: “ Này bạn thân mến, đối với một ca sĩ lớn thì không có vai nào là xoàng, và đối với một ca sĩ xoàng thì chẳng có vai nào là lớn”.
Nhiều khi chúng ta cảm thấy chỗ đứng của mình trong cuộc sống thật nhỏ nhoi. Nhưng kì thực, mọi vai trò đều quan trọng nếu được ta đảm nhận nột cách hoàn hảo. Thay vì than vắn thở dài về các giới hạn của mình, chúng ta cần tập trung quan tâm để sống chất lượng cao nhất trong chính hoàn cảnh thực tế.
.
.
Bảy sắc cầu vồng (13/9/2005)

Ai mà chẳng có lần thấy được vẻ đẹp rực rỡ của cầu vồng. Thế nhưng sắc mầu của cầu vồng tôi thấy được lúc ấy chưa chắc nguyên màu là chính cầu vồng trong mắt của bạn.
Để nhìn thấy cầu vồng bạn phải đứng ở vị trí đối chiếu với vị trí của mặt trời. Và những gì bạn thấy chỉ mình bạn thấy mà thôi. Mười người cũng nhìn một cầu vồng sẽ trông thấy mười cầu vồng khác nhau. Bởi vì không có hai người nhìn một cầu vồng từ một góc độ hoàn toàn giống nhau.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào những giọt mưa, tia sáng bị khúc xạ và phân thành những màu cơ bản. Mỗi giọt mưa đều có chứa đủ các màu, nhưng vào mỗi thời điểm nó chỉ đóng góp một màu cho cầu vồng. Và vì các giọt mưa đang trong tình trạng rơi, nên góc độ của nó đối với tầm nhìn của bạn luôn thay đổi – vì thế màu của nó cũng thay đổi. Với mỗi góc độ khác nhau, các giọt mưa gửi đến mắt bạn một màu khác nhau. Đó là lí do tại sao ta trông thấy một dải nhiều màu.
Người ta cũng như cầu vồng.
Mỗi người, bằng cách thế riêng của mình, làm tôn vẻ đẹp cho thế giới. Mỗi người có những phẩm chất đặc biệt góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
.
.
Quản lý thời gian là làm chủ bản thân (30/10/2005)

“Thời gian là tiền”, nhưng đó là một thứ tiền nếu không xài đúng lúc sẽ mất đi không bao giờ lấy lại được. Vậy mà hằng ngày chúng ta có thể đổ xuống biển cả khối tiền khi để thời gian trôi qua.
Không có một cá nhân thành đạt nào, một đất nước phát triển nào mà không tận dụng thời gian. Vì đấy là một nguồn lực phát triển bên cạnh tiềm năng con người và của cải vật chất.
Vậy thế nào là quản lý thời gian? Nôm na có thể nói đó là nghệ thuật “giờ nào việc nấy”. Thực hiện bất cứ một việc nào, một dự án nào mà muốn thành công ta luôn phải nghĩ đến thời điểm, thời lượng và thời hạn. Nhưng quan trọng là ta phải biết mình muốn làm gì và tại sao. Một quốc gia có kế hoạch năm năm, 10 năm cho các mục tiêu phát triển và cá nhân cũng cần có mục đích sống, các thời hạn rõ ràng để thực hiện các mục tiêu cụ thể.
Ví dụ bạn muốn trở thành bác sĩ, nhà giáo... và bạn vừa xong trung học phổ thông. Bạn sẽ vạch cho mình những bước đi với thời hạn cụ thể để đạt mục đích. Bạn sẽ lên cho mình những kế hoạch năm năm, ba năm, một năm, sáu tháng, ba tháng, hằng tháng, hằng tuần... Bạn sẽ cố gắng thực hiện từng mục tiêu cụ thể vào những thời điểm cụ thể mới hi vọng tới đích đúng thời hạn.
Quản lý thời gian không chỉ liên quan đến công việc mà còn phải lên kế hoạch cho nghỉ ngơi giải trí nữa. Những cách giải trí tích cực, chủ động như dã ngoại, leo núi, sáng tác... sẽ tạo những đam mê lành mạnh. Bạn sẽ khó trở thành con nghiện của Internet, games ... nếu bạn đã có một cuộc sống phong phú. Bạn sẽ biết tiếc thời gian vì bạn có nhiều việc đáng làm.
Sống “lêu bêu” không định hướng, chỉ giải trí thụ động (xem TV, phim ảnh) dễ khiến bạn bị cơn lũ thông tin lôi cuốn. Chơi game tạo cho bạn cảm giác làm ông chủ nhưng đó chỉ là ảo vì mọi thứ đã được lên chương trình sẵn.
Công cụ quản lý thời gian là các loại lịch năm, tháng, tuần, ngày được thiết kế phù hợp với công việc của bạn. Ban đầu bạn có thể cảm thấy bị gò bó nhưng từ từ sẽ trở thành thói quen nhẹ nhàng và bạn sẽ cảm thấy được giải phóng hẳn. Vì bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái khi làm ra làm chơi ra chơi, thói quen tập trung vào công việc, vào thời điểm và thời hạn nhất định khiến bạn có năng suất cao và thấy hài lòng với bản thân. Bạn luôn sẽ hình dung được mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu. Quản lý thời gian sẽ giúp bạn luôn ý thức và làm chủ bản thân vậy.
Nhưng làm sao tập thói quen quản lý thời gian? Tập cho trẻ thói quen ngăn nắp từ tấm bé như biết dọn dẹp đồ chơi, dọn phòng mình, để đồ dùng cá nhân đúng chỗ... cũng rất cần thiết. Trên hết là bầu không khí và nếp sống giờ giấc trong gia đình là ảnh hưởng bao trùm khiến trẻ được tập tành mà không thấy khó chịu. Một lần sang Mỹ, tôi tò mò xem tập vở của một đứa cháu mới 9-10 tuổi. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy cháu cũng sử dụng sổ tay (agenda) để sắp xếp giờ học bài, giờ đi tập võ...
Có bạn hỏi giờ đây trên 20 tuổi mới ngộ ra là mình đã phí phạm thời gian, giờ tôi phải làm sao đây? Không sao hết, bạn hãy làm lại từ đầu, lên kế hoạch cuộc sống, lên lịch năm, tháng, tuần...; đừng bỏ cuộc khi bạn không làm đúng kế hoạch. Bạn sẽ khắc phục từ từ và mọi thứ sẽ trở thành thói quen.
Một lân đi dự hội nghị quôc tê vê trẻ lang thang, tôi vô cùng ngạc nhiên và thú vị khi được biêt việc đâu tiên mà giáo dục viên phải làm là giúp trẻ thảo cho mình một “Dự án cuộc đời” (Project of life). Trong cuộc trao đổi nhẹ nhàng, giáo dục viên giúp trẻ suy nghĩ và xác định điều mình muốn làm trong cuộc sống. Có em chỉ muốn làm thợ hồ, đầu bếp, nhưng cũng có em muốn thành họa sĩ, bác sĩ... Thầy trò cùng lên kế hoạch và thầy vừa động viên khuyến khích, vừa tạo điều kiện cho trẻ học chữ, học nghề, chăm sóc sức khỏe... Nhờ đó ta có được những nhân tài xuất phát từ nghèo đói, gian khổ. Lên kế hoạch cuộc đời và thực hiện nó cũng là một cách trị liệu, phục hồi nạn nhân của những vấn đề xã hội vậy.
Còn bạn, kế hoạch cuộc sống của bạn là gì? Bạn đang ở giai đoạn nào và đang làm gì?
.
.
Tư duy - Chìa khóa của thành công (10/2/2006)

Câu nói nổi tiếng trong vở kịch Hamlet của Shakespeare “To be or not to be, that's a question'' - Tồn tại hay không tồn tại ? - Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại.
Trong cuộc sống, tư duy sẽ giúp chúng ta có thể làm được tất cả. Bạn có bao giờ tin rằng, chúng ta có thể “nghĩ” ra sự giàu có hay không? Nghe có vẻ hoang đường nhưng đó là một thực tế không thể chối cãi. Nếu không có sự suy nghĩ, tư duy của con người thì đã không thể có một xã hội như hôm nay. Cuộc sống mỗi ngày đều có thể có thêm sự mới lạ đó là nhờ vào sức sáng tạo trong tư duy của mỗi con người. Thành công của người này hôm nay, đến người khác họ lại phải suy nghĩ để tìm ra thành công khác. Dù là trong một công việc cũng không thể cứ lặp đi lặp lại, không thể bắt chước người này, người khác mà có được thành công. Chúng ta chỉ có thể học tập họ để mà vươn lên hơn thế. Nếu người khác thất bại, bạn có thể tìm ra một hướng suy nghĩ khác để sau đó hành động để đạt đến thành công. Nhưng nếu bạn thất bại, bạn cũng có thể làm như vậy để vượt qua nó. Hãy luôn suy nghĩ, luôn động não thì sẽ luôn có cái mới để làm, để đi tới thành công.
Chúng ta không thể làm một việc khi chưa có suy nghĩ chín chắn. Vậy thế nào là suy nghĩ chín chắn? Muốn suy nghĩ chín chắn, bạn phải biết suy nghĩ chính xác về mọi việc. Đây là yếu tố rất quan trọng. Muốn suy nghĩ chính xác trước hết cần hiểu rõ về tình hình thực tiễn. Nếu chưa rõ về thực tiễn thì cho dù bạn có suy nghĩ sáng tạo đến thế nào đi chăng nữa thì bạn vẫn tất yếu đi đến thất bại. Có một người thành đạt đã nói: Chỉ có những người nhìn ra những điều người khác không nhìn thấy mới có thể làm được những việc mà người khác không thể làm được. Và sự suy nghĩ một cách chính xác, độc đáo sẽ mang đến cho bạn ưu thế này, giúp bạn phát triển sự nghiệp. Tất nhiên để có thể có được những suy nghĩ mà người khác không có được, bạn cần kiên trì học hỏi đồng thời phải năng tìm hiểu thực tế và luôn động não. Nhiều ý nghĩ hay sẽ đến với bạn nếu như bạn tập cho mình có thói quen thường xuyên suy nghĩ. Đứng trước bất cứ tình huống nào, bạn cũng cần tư duy xem nếu là mình, mình sẽ giải quyết công việc đó ra sao, rồi sau đó theo dõi xem cách giải quyết của người khác để rút ra cho mình một cách suy nghĩ đúng đắn và khoa học, hiệu quả nhất. Sự cân nhắc, suy tính trong chuyện làm ăn kinh doanh đó chính là biểu hiện cao độ của sự suy nghĩ. Không ai đánh thuế sự tư duy của bạn nên bạn cũng chẳng nên tiết kiệm gì khi đào sâu suy nghĩ những vấn đề mà mình coi là hữu ích. Không phải là quá cẩn thận đâu song hãy nên suy nghĩ đi suy nghĩ lại trước khi muốn làm một việc gì. Bởi như bạn đã biết, sự suy nghĩ chính xác sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định quyết đoán và sáng suốt, sau đó kết hợp với sự kiên trì, bạn tất sẽ đến được bến bờ của thành công.
Hãy nhận thức rõ về tình hình thực tế, sắc sảo trong suy nghĩ. nhanh chóng hành động, thành công sẽ thuộc về bạn và khó ai có thể lấy đi được.
.
.
10 điều lãng phí nhất trong cuộc đời bạn (8/2/2006)

Trong hành trình cuộc đời, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của mình.
Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ.... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian: Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ nếm 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không"!, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách: Sách truyền bá văn minh. Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!
.
.
Người khởi đầu (MT 716 - 6/2/2006)

Ngày học đầu tiên năm mới, cô giáo đưa ra một câu hỏi không khó. Vài phút trôi qua vẫn không có ai trả lời .
Cả lớp hướng về phía những cứu tinh, không phải là ngôi sao học tập của lớp mà chỉ là các bạn hay giơ tay phát biểu và được gán cho biệt danh giáo sư này, tiến sĩ nọ.
Một cánh tay giơ lên. Do là người xung phong nên bạn được cô cho điểm cao và lấy làm điểm kiểm tra mười lăm phút. Nhiều người chậc lưỡi tiếc rẻ, câu hỏi quá dễ mà lại được lấy điểm kiểm tra, biết vậy mình đã xung phong. Chắc không ít lần tôi và bạn cũng nằm trong số những người tiếc rẻ ấy. Buổi học sẽ tiếp tục như bình thường nếu cô không hỏi: Các em có biết vì sao cô cho bạn điểm cao hay không?. Cả lớp ngơ ngác, cô cho bạn điểm cao vì bạn... xung phong. Đối với mọi người, ai xung phong thì được điểm cao là chuyện bình thường, bình thường đến mức chẳng ai thèm quan tâm là tại sao cả. Cả lớp tiếp tục im lặng. Cô nói thật nhẹ nhàng: Vì bạn đã cho cô cảm hứng để cô có thể truyền đạt trọn vẹn kiến thức cho các em. Người xung phong không hẳn là người giỏi nhất nhưng nếu thiếu họ, mọi chuyện đã có thể tệ hơn các em ạ!.
Giật mình, bạn nhớ lại những buổi học thêm với những dãy bàn đầu bỏ trống, học sinh túm tụm ở cuối lớp để có thể thoải mái nói chuyện, ăn quà và làm việc riêng. Những câu hỏi thường do các thầy cô tự giải đáp mặc dù chúng cũng không mấy khó. Rồi bạn lại tự hỏi những kiến thức mà mình nhận được trong những giờ học ấy có trọn vẹn và cần thiết hay không?. Sợ thất bại, sợ chê cười, sợ gây chú ý và sợ bị cho là chơi nổi, thật không khó để liệt kê ra rất nhiều lí do khiến chúng ta sợ là người đi đầu.
Nhưng, Nếu không thay đổi, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được thứ tốt đẹp hơn, đó là một slogan mà tôi rất thích. Bạn không thể trông chờ những điều tốt đẹp nếu bạn không tự tìm đến với nó vì một người không bước đi thì sẽ không bao giờ tới đích cả. Vậy thì, bắt đầu một năm mới, sao bạn không thử refresh lại mình bằng cách trở thành người khởi đầu xem sao. Hãy thử là người đầu tiên giơ tay trả lời những câu hỏi, hoặc hãy ngồi vào những chiếc bàn đầu bỏ trống trong lớp học ngoại khóa. Sao lại sợ thất bại khi một ngày nào đó, bạn biết rằng mình đã trở thành người khởi đầu cho những điều tốt đẹp hơn.
.
.
Hãy quan tâm đến mọi người hơn

Giữa trưa. Một người đàn ông cụt cả hai chân đang cố bươn nhanh qua đường bằng đôi tay cầm chặt cặp guốc gỗ. Một người khác từ phía nào vụt ra, đến bên và đi thật chậm cùng hình hài tàn tật đó.
Ông ta mắt xanh, tóc vàng, liên tục vung vẩy cánh tay to trắng, buộc những chiếc xe đang trờ tới phải đi chậm lại. Dĩ nhiên, nếu không có sự trợ giúp đó thì người đàn ông cụt chân vẫn sẽ sang được bên kia đường.
Cứ nhìn đôi guốc gỗ mòn vẹt, lên nước bóng thì ai cũng biết. Ai cũng biết, ai cũng nghĩ thế, nên chẳng ai nghĩ đến việc đi cùng ông sang đường bao giờ, cho dù họ có đủ thời gian và sức khỏe.
Giống như việc bà mẹ trẻ sáng nay không mua cho thằng con nhỏ con cào cào bằng lá dừa của một ông cụ ngồi bên lề đường. Chị bảo: “Mắc thế! Lá dừa thì làm gì đến 8.000 đồng!”.
Người khác cũng hùa theo: “Ừ, sao ông không bán 2.000 thôi thì một ngày sẽ bán hơn chục con đấy! Chứ 8.000 thì chẳng ai mua đâu!”. Ông cụ ngớ ra, chưa kịp hiểu gì thì họ đã kéo nhau đi mất. Ông ở lại, nhăn nheo với ba con cào cào vàng xanh màu lá!
Đúng thật, không có ai giúp thì ngày ngày người đàn ông tàn tật kia vẫn băng qua hết con đường này tới con đường khác. Và cũng đúng nốt, một con cào cào bằng lá dừa thì đáng bao nhiêu đâu.
Nhưng nếu ta bỏ ra một phút để giúp đỡ một người xa lạ, hay bỏ ra chút tiền để mua món đồ chơi quê mùa của ông già nghèo kia thì chúng ta cũng có mất gì nhiều đâu nhỉ?
Còn sự đắn đo hơn thiệt, suy tính logic, sao không để dành cho những lần khác, khi chúng ta phung phí thời gian, tiền bạc vào việc chọn lựa cho mình chiếc áo hay cái điện thoại bạc trăm, bạc triệu...
.
.
Chuyện nhỏ (15/4/2006)

Giám mỉm cười cả khi cuộc sống không như ý
Giám đốc một công ty lớn đã sống sót trong thảm kịch 11-9 bởi vì ông đã dành buổi sáng hôm đó đưa cậu con trai nhỏ đến trường mẫu giáo ngày đầu tiên.
Một phụ nữ đến trễ và thoát nạn vì chuông báo thức của cô không reo.
Một người khác thoát chết vì kẹt xe trên đường đến công ty.
Một người lỡ xe buýt.
Một người vấy bẩn áo và phải trễ giờ làm vì thay áo.
Một người xe chết máy.
Một người vừa ra khỏi cửa lại phải quầy quả đi vào vì chuông điện thoại reo.
Một người có con ốm nên chẳng kịp giờ làm.
Một người gọi taxi hoài chẳng có.
Bây giờ, khi bị kẹt xe lỡ một lần thang máy hay phải trở vào nghe điện thoại khi chớm ra cửa (tất cả những thứ từng khiến tôi quạu quọ), tôi tự nhắc mình rằng đó chính là cuộc sống mà tôi phải nâng niu từng giây.
Lần sau, nếu buổi sáng của bạn trở nên tồi tệ, chẳng hạn như bọn trẻ rề rà thay áo, chìa khóa xe đột nhiên mất tiêu, tới ngã tư nào cũng gặp đèn đỏ, xin đừng nổi nóng.
Hãy tin vào mỗi giây phút tuyệt vời của cuộc sống mà ta đang có.
.
.
Những bài báo của mẹ (15/4/2006)

Mẹ là một công nhân ximăng. Bàn tay xương gầy, khô ráp của mẹ suốt đời chỉ quen với cán xẻng, cán búa, với cần xe goòng đầy clinker nặng trịch. Khói bụi mỗi ngày khiến mẹ sạm đen, lam lũ.
Ngày con thi đỗ vào khoa báo chí, mẹ vui không tả xiết, dặn dò đủ thứ. Lúc xếp quần áo cho con, mẹ thủ thỉ: “Cố học để viết những bài báo hay nghe con”.
Con, giờ là SV báo chí năm 3. Con đi, viết và có một số bài được đăng. Không gửi cho mẹ những bài báo ấy vì con nghĩ mẹ không thể biết hết được giá trị của chúng.
Thằng bạn cùng quê thông báo mẹ ốm nặng. Con về. Mẹ nằm trên giường, mắt nhắm nghiền, sốt miên man. Con chạy ào vào, nắm bàn tay khô gầy của mẹ. Chợt thấy một xấp báo ngay ngắn trên đầu giường của mẹ, con không tin vào mắt mình: những tờ báo có đăng bài con.
Mắt con nhòa đi, cay xè. Bây giờ con mới thấm thía dù thế nào con vẫn nằm trọn trong vòng tay mẹ.

.
.
Những nguyên tắc sống giản dị (13/4/2006)

Những người cầm tay bạn nhưng chạm được đến trái tim bạn chính là những người bạn thật sự. Chúng ta ít khi nghĩ đến những gì đang có mà luôn tiếc nuối những gì đã bỏ lỡ.
Đừng khóc bởi vì chuyện đã qua. Hãy cười lên vì những gì đã đến
Càng gò bó bản thân vào những hoạch định. Bạn càng dễ đánh mất những cơ may
Những gì xảy ra đều có lý do của nó. Đừng đặt ra những đòi hỏi quá khả năng bạn. Bởi vì những điều tốt đẹp nhất thường xảy ra khi bạn ít mong chờ nhất
Những sự kiện vĩ đại nhất thường không phải là những sự kiện ồn ào nhất mà chính từ những giờ phút tĩnh lặng.
Bài học khó khăn nhất phải học chính là: những cầu nối nào trong cuộc đời phải vượt qua và cái nào phải biết bỏ lại.
Mọi người có thể thấy vẻ ngoài của bạn nhưng chỉ có một vài người nhận ra được bạn là ai. Những người muốn những thứ mà họ chưa từng có thường phải bắt đầu bằng làm cho tốt những việc mà họ mãi vẫn chưa làm
Có lẽ cuộc đời run rủi để bạn có cơ hội gặp và quen những người khác nhau để khi bạn gặp đúng người bạn nhận ra được rằng đó là những người để bạn trân trọng.
Hoạch định cho ngày mai nhưng sống cho hôm nay.
Cuộc đời là một bức tranh không tẩy xóa.
Chúc bạn luôn có không khí để hít thở lửa để sưởi ấm và trái đất này để sống và yêu thương.
.
.
Bạn có bao nhiêu người bạn? (11/4/2006)

Một cụ già quay qua tôi và hỏi: “Cô có bao nhiêu người bạn?”. “Sao cụ lại hỏi vậy, tôi có 10 hay 20 người bạn, nhưng tôi chỉ nhớ tên được vài người thôi”.
Cụ mỉm cười như thấu hiểu rồi buồn bã gật đầu:
- Cô phải thật may mắn mới có nhiều người bạn như thế. Nhưng hãy nghĩ về điều cô đang nói. Có quá nhiều người cô không biết tên đấy! Bạn không phải chỉ là người để cô nói: xin chào!
Bạn là người có bờ vai mềm mại để cô dựa vào mà khóc.
Là một cái giếng để đổ xuống đấy tất cả những rủi ro của cô và nâng giá trị của cô lên cao.
Bạn là một bàn tay để kéo cô lên từ bóng đêm và tuyệt vọng khi tất cả những người mà cô gọi là “bạn” đã đẩy cô vào đó.
Một người bạn thật sự là một đồng minh không thể bị lay động hay bị mua chuộc. Là một giọng nói để giữ cho tên của cô còn sống mãi khi những người khác đã lãng quên.
Nhưng cái cần thiết nhất của một người bạn là một trái tim, là một bức tường mạnh mẽ và sừng sững. Để từ trái tim của những người bạn đó ta sẽ có tình yêu tuyệt vời nhất.
Vậy hãy nghĩ về những gì tôi nói, từng lời nói đều thật lòng cả.
Và hãy trả lời lại cho tôi một lần nữa đi, cô bé, cô có bao nhiêu người bạn nào?
Tôi mỉm cười với ông và trả lời: “Ít nhất cháu có một người bạn, cụ ạ”.
Cảm ơn vì đã trở thành người bạn của tôi!
.
.
Những nghịch lý của cuộc sống (29/3/2006)

Có những điều tương phản bạn thấy rất rõ nhưng....
Có những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không bao giờ bận tâm về nó. Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt và bạn đã không làm từ rất lâu vì nhiều lý do.
Hãy bình tâm ngồi lại, bạn sẽ thấy những điều hiển nhiên ấy, những diều nhỏ nhặt ấy có rất nhiều điều để bạn suy ngẫm lại bản thân.
Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.
Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian.
Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít tri thức.
Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét.
Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn.
Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.
Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít và thường hay ghét người.
Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn.
Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẫn đục tâm hồn.
Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người hàng xóm.
Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.
Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không toán tinh, cười quá ít, lái xe quá nhanh, hay cáu giận; thức khuya để rồi uể oải dậy sớm; đọc quá ít và coi TV quá nhiều.
Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ đợi.
Chúng ta
Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống.
Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm; của những con người to hơn nhưng nhân cách nhỏ hơn; tài sản rất sâu nhưng tình thương lại cạn.
ây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại mà bạn có thể đọc hoặc dễ dàng vứt nó đi.
Hãy nhớ, dành nhiều thời gian hơn cho những người yêu thương bởi vì không chắc rằng họ sẽ ở bên bạn mãi mãi.
Hãy nhớ, nói một lời dịu dàng đối với những người kính trọng bạn bởi vì con người nhỏ bé đó một ngày nào đó sẽ lớn, lớn hơn cả bạn.
Hãy nhớ, ôm thật chặt người ngồi kế bên bởi vì đó chính là kho báu duy nhất của con tim và nó không tốn một xu.
Hãy nhớ, một nụ hôn hay một cái ôm từ sâu thẵm con tim có thể sẽ chữa lành những vết thương.
Hãy dành thời gian để yêu thương, để nói chuyện và để chia sẻ những điều quý giá trong tâm hồn bạn.
Bạn nên nhớ ý nghĩa của cuộc sống không được tính bằng độ dài thời gian, nó chỉ có nghĩa trong khoảnh khắc bạn từ bỏ nó.
.
.
Quản trị thời gian (25/3/2006)

Thời gian có thể ví như tiền bạc, bạn phải học cách đầu tư thời gian chứ không học cách tiêu dùng thời gian.
Đầu tư thời gian sẽ sinh lời, ngược lại, tiêu dùng thời gian sẽ mất đi. Dưới đây là 7 bước cơ bản để quản trị thời gian một cách hiệu quả và sinh lợi:
Bước 1: Tập trung vào công việc mà bạn đang có trong tay. Tại một thời điểm nhất định, khi đang làm một việc cụ thể, bạn chỉ nên tập trung hết sức vào làm việc đó. Làm một việc tại một thời điểm. Sau khi hoàn thành mới chuyển sang việc khác theo danh sách công việc bạn dự định làm.
Bước 2: Đầu tư chứ không tiêu tốn thời gian: Trong tiếng Anh người ta hay dùng chữ spend time (sử dụng thời gian), nhưng thực chất người khôn ngoan phải biết invest time (đầu tư thời gian). Chẳng hạn, bạn chia 24 giờ thành 3 phần: 8 giờ dành cho ngủ, 8 giờ cho việc nghiên cứu, và 8 giờ còn lại dành để đầu tư cho công việc.
Bước 3: Liệt kê các công việc theo thứ tự ưu tiên: Hãy nên làm việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi bạn thông minh nhất. Nhiều người không làm việc, mà chỉ nghĩ nhiều. Khi bạn đã suy nghĩ và lập ra một danh sách công việc cần làm, hãy bắt tay thực hiện ngay và cứ theo danh sách đó mà làm.
Bước 4: Phải biết nói "Không". Bạn phải cố gắng tránh những khoảng thời gian làm nhiễu bạn. Hãy dũng cảm nói "Không" với những điều phiền toái mà làm mất thời gian quý báu của bạn.
Bước 5: Tận dụng sự giúp đỡ của mọi người. Đừng ngần ngại hỏi mọi người những điều bạn chưa biết rõ, nên nhờ người khác giúp bạn những việc quá năng lực của bạn. Làm như vậy, sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bạn đối với những việc khó.
Bước 6: Làm việc theo nhóm và vui vẻ trong nhóm. Bạn đừng nghĩ rằng bạn có thể làm được tất cả mọi thứ. Do vậy bạn nên kết hợp với mọi người trong nhóm, thực hiện tốt cơ chế giao quyền và phân quyền phù hợp với mỗi người. Mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Bước 7: Đừng lười biếng. Nghĩa là: luôn luôn trì hoãn công việc; lười biếng để đưa ra quyết định; không làm việc bây giờ, để lúc khác; không phải việc của tôi, là việc của người khác; giải thích rất nhiều, mất thời gian.

No comments: